Các loại sâu bệnh hại cà chua? và cách phòng trừ cho cây cà chua.
Các loại sâu bệnh hại cà chua thường gặp? Bài viết này hi vọng chia sẻ được cho tất cả các bạn hiểu và tự chữa trị các sâu, bệnh hại khi chúng tấn công cây cà chua một cách dễ dàng.
Các loại sâu hay tấn công cây cà chua:
Sâu vẽ bùa tấn công cây cà chua và cách nhận biết.
sâu vẽ bùa là dòng sâu tấn công vào dưới lớp mặt trên của lá, khi ăn tạo thành những đường chỉ trắng chạy dọc theo đường sau ăn. Dưới đây là hình ảnh minh họa.
Cách chữa trị sâu vẽ bùa rất đơn giản. Chúng ta có thể sử dụng 1 trong những dòng thuốc sau:
-
Thuốc đặc trị sâu vẽ bùa Nazomi:
Hướng dẫn sử dụng:
- Pha từ 3-4ml/ 5 lít nước sạch.
- Phun đều lên thân cây, cành cây và 2 bề mặt của lá.
- Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Khi phun nên đứng trên hướng gió.
- Thuốc sẻ có hiệu quả cao hơn nếu được sử dụng thêm chất bám dính.
Thuốc trừ sâu confidor:
Hiện tại trên thị trường có 2 dòng confidor là 100sl và 200sl. Dòng 200sl có tác dụng hiệu quả thường gấp đôi dòng confidoer 100sl.
Hướng dẫn sử dụng:
- Pha 5-7ml thuốc cho bình 8 lít nước. Phun thuốc khi sâu, rầy vừa mới xuất hiện.
- Liều lượng phun trên 1 ha: 240-500L.
- Thời gian cách ly: 7 ngày trước khi thu hoạch.
Thuốc trừ sâu actara:
Thuốc Trừ Sâu ACTARA lưu dẫn (nội hấp) mạnh mẽ, bảo vệ phần non mới mọc, không sợ nước tưới hay mưa rửa trôi. Thuốc thế hệ mới, có tính chọn lọc cao. Ít ảnh hưởng đến thiên địch và môi trường”
Hướng dẫn sử dụng:
- Pha 1 g/bình 8 lít.
- Phun ướt lên thân cây, cành cây và ướt đều lên 2 mặt lá.
- Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Hiệu quả hơn khi kết hợp thêm chất bám dính.
Chế phẩm vi sinh nấm xanh:
Cách dùng nấm xanh:
- Dùng 1 thìa cà phê dầu ăn vào 3 – 4 lít nước sạch.
- Lấy 1 kg chế phẩm – bóp kỹ cho ra hết bào tử.
- Rồi lấy nước đã tách chiết hòa vào 200 lít nước sạch và phun cho 1.000 m2.
- Ban đầu phun 7 ngày/lần, về sau 20-30 ngày/lần để duy trì hiệu quả diệt côn trùng. Vào đợt dịch thì 10 ngày phải phun lại 1 lần.
Chế phẩm Bio-B:
Hướng dẫn sử dụng:
- Pha 1 gói 30gr cho 100 lít nước
- Phun trên tán hoặc dưới gốc phù hợp với đối tượng muốn phòng trừ.
- Phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
- Nên dùng thêm chất bám dính khi xịt.
- Phun lúc sâu rầy mới gây hại mới có hiệu quả cao.
- Nên dùng thêm chất bám dính để đạt hiệu quả cao nhất.
Bọ phấn tấn công cây cà chua.
- Thuốc sử dụng: Confidor, actara, regent,… dòng sinh học như: nấm xanh, bio-b,…
- Cách sử dụng: Phun phòng bọ phấn vào thời điểm sau trồng 10-15 ngày
Sâu đục hoa, quả (sâu xanh, sâu khoang):
- Thuốc sử dụng và liều lượng: Match (15-30ml), Ammate (8-10ml), TP-Pectin(10-20ml)
- Cách sử dụng: Phun phòng định kỳ 10 ngày 1 lần trong giai đoạn cây ra hoa, quả. Khi chuẩn bị thu hoạch thì ngừng phun.
Cách tốt nhất để trị bệnh đấy là phòng bệnh. Chúng ta nên sử dụng nấm xanh để phòng sẻ mang lại hiệu quả cao nhất.
Đối với bệnh trên cây cà chua.
Héo do nấm (héo vàng)
- Thuốc sử dụng và liều lượng: Score (5-10ml), TriB1 (3kg),Topsin (25-50g)
- Cách sử dụng: Phun phòng khi cây còn nhỏ đến khi cây được 50 ngày (định kỳ 20 ngày/lần), phun vào gốc
Sương mai:
- Thuốc sử dụng và liều lượng: Ridomil (gói 100g pha vào 3 bình 16 lít phun cho 1,5 -3 sào)
- Cách sử dụng: Phun phòng trước các đợt rét đậm và rét hại, Phun ngay khi phát hiện bệnh
Héo xanh và virut
- Phòng bệnh héo xanh: Luân canh để hạn chế nguồn bệnh trong đất. Sử dụng giống cà chua ghép (giống kháng bệnh héo xanh).
- Khi phát hiện cây bị héo xanh, virus cần nhổ bỏ ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi bột hoặc Basudin.
- Diệt bọ phấn (môi giới truyền bệnh) bằng dầu khoáng SK, Selecron, Actara để hạn chế sự lây lan của Virus.
- Không nên phun thuốc trừ sâu độc hại như Methylparathion, azodrin, Furadan nhất là trong thời gian thu hái trái.
Tóm lại, trồng cây cà chua thực sự không khó. Tuy nhiên trong quá trình trồng, ta cần theo dõi, quan sát quá trình sinh trưởng của cây để kịp thời phát hiện và có những điều chỉnh thích hợp để tạo ra những cây cà chua có quả đỏ vàng xanh sai trĩu vừa cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình, vừa là chậu cây trang trí nhà tuyệt đẹp. Chúc các bạn thành công!