Phân Đạm (Ure) Là Gì? Công Dụng Phân Đạm Đối Với Cây Trồng Như Thế Nào?

phân-ure-và-vai-trò-của-phân-đạm-đối-với-cây-trồng

Phân Ure Với Phân Đạm Có Phải Là Một Không?

Phân ure hay còn được gọi là phân đạm. Trong nông nghiệp, phân bón đóng một vai trò vô cùng to lớn trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Phân ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của sản phẩm. Hiện nay phân bón có rất nhiều loại: phân đạm, lân, kali, phân chuồng, phân gà,  phân vi sinh,… Tuy nhiên, phân đạm vẫn đang giữ vị trí vô cùng quan trọng giúp cây sinh trưởng và đạt được năng suất cao.

Phân đạm là gì?

Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp nitơ cho cây trồng. Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3ion amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân.

phân-đạm-ure-phú-mỹ
phân-đạm-ure-phú-mỹ

Các loại phân đạm (Ure) được sử dụng phổ biến hiện nay?

Phân Ure (Phân đạm):

Phân đạm ure có công thức hóa học là CO(NH4)2 trong đó có chứa hàm lượng N từ 44-48%. Đây là loại phân bón chiếm hơn 58% tỷ lệ phân đạm được sản xuất toàn thế giới.

Đặc điểm của phân đạm?

Phân ure (phân đạm) có 2 loại và mỗi dạng đều có những đặc điểm riêng biệt khác nhau.

  • Loại thứ nhất có màu màu trắng, hạt tròn và dễ tan trong nước. Nhược điểm là hút ẩm mạnh nên dễ bị tan chảy khi không được che kín khí.
  • Loại thứ 2 có dạng viên nhỏ. Loại này được bổ sung thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản và vận chuyển. Đây là loại phân được sử dụng khá nhiều trong nông nghiệp.

Ưu điểm của phân ure là gì?

  • Có khả năng thích nghi rộng, thích hợp sử dụng trên nhiều loại đất và cây khác nhau.
  • Thích hợp trên đất chua phèn.

Cách sử dụng phân đạm (ure) như thế nào đúng cách?

Phân đạm thường được sử dụng để bón thúc, pha loãng theo nồng độ 0,5 – 1,5% và phun lên lá hoặc có thể thêm phân lân nhưng không được để quá lâu.

Cách thức bảo quản phân ure (phân đạm)?

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh nắng trực tiếp cảu mặt trời.
  • Nếu để ure tiếp xúc ánh nắng trực tiếp thì phân ure sẻ bị phân hủy và bốc hơi.
  • Nên sử dụng hết khi mở túi hoặc lấy ra 1 phần dùng và phần còn lại phải buộc chặt tránh tiếp xúc với không khí dễ làm cho phân chảy nước.

Danh sách các loại phân đạm Ure trên thị trường được bày bán nhiều nhất?

  1. Phân đạm Phú Mỹ.
  2. Phân đạm Hà Bắc.
  3. Phân đạm Ure Ninh Bình.
  4. Phân đạm Ure Cà Mau
  5. Phân đạm nhập khẩu: chủ yếu là Ure Trung Quốc.
nhà-máy-sản-xuất-phân-ure-(phân-đạm)
nhà-máy-sản-xuất-phân-ure-(phân-đạm)

Phân đạm amôn:

Phân đạm amôn là loại phân đạm tổng hợp các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4 Phân được chia thành nhiều loại phổ biến nhất là 2 loại sau:

  • Amôn sunfat (NH4)2SO4 còn gọi là phân SA. Có chứa N 20% và lưu huỳnh 23%. Phân amôn sunfat có thể làm chua đất, Vì vậy khi bón nên kết hợp với các loại phân lân kiềm. Phân SA có hiệu quả nhanh đối với cây trồng. Lưu ý liều lượng khi bón cho cây con vì dễ bị cháy lá cây.
  •  Amôn clorua NH4Cl: Chúa N 24% và 75% Cl. Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên không bị chảy nước, không vón thành từng cục, tơi, dễ dang cho sử dụng. Khi bón phân thường gây chua và để lại ion Cl- tồn dư không cần thiết trong đất. Vì thế khi bón nên kết hợp với lân và các loại phân bón khác khi dùng và không nên bón cho các loại cây thuốc lá, chè, khoai tây, hành tỏi, bắp cải,…

Cách sử dụng phân đậm amôn:

  • Bón thúc và chia làm nhiều lần bón.
  • Phân đạm amoni không thích hợp với đất chua vì phân có chứa nhiều amoni (axit) càng làm tăng độ chua của đất.

Phân đạm nitrat:

Đây là loại phân tổng hợp các muối nitrat như: NaNO3, Ca(NO3)2,.. Phân đạm nitrat nổi bật với các loại phân sau:

  • Natri nitrat (NaNO3): đây là loại phân được sử dụng khá rộng rãi có chứa 16%N, 25% Na2O và một ít vi lượng Bo. Nó thường được sử dụng cho các loại cây trồng lấy đường như mía, củ cải đường và các loại cây lấy củ như cà rốt, khoai tây, khoai lang,…
  • Canxi nitrat Ca(NO3)2: phân này chứa hàm lượng 15-15,5%N và 25%CaO. Đây là loại phân có tính kiềm mạnh nên rất có lợi cho vùng đất chua. Một tỷ lệ canxi nitrat trong phân sẽ là nguồn cung cấp canxi thích hợp cho cây trồng đất chua.
  • Magie nitrat Mg(NO3)2: có chứa 13-15% N và 8% MgO dễ tan. Loại phân này thường được sử dụng ở các vùng đất thiếu magie.
  • Amôn nitrat (NH4NO3): Loại phân này chứa 33-35%N ở cả 2 dạng NH4+ và NO3-. Phân có dạng tinh thể, màu vàng xám, dễ chảy nước. Amôn nitrat là phân sinh lý chua, thích hợp với cây trồng cạn như bắp, thuốc lá, bông, mía…
  • Phân kali nitrat (KNO3): Chứa 13%N44%K2O. Vì kali trong phân cao hơn N nên dòng này thường dùng như phân kali. Tuy vậy phân KNO3 cũng cung cấp lượng N cho cây trồng.

Một số lưu ý và công dụng khi sử dụng phân đạm?

  • Phân ure là dòng phân bón dễ tan, có tính thẩm thấu nhanh. Giúp cây xanh lá, đẻ nhiều nhánh mới, phát triển mạnh.
  • Phân phù hợp với các loại cây trồng đang ở giai đoạn phát triển thân, cành và lá.
  • Không bón khi trời sắp mưa và đang mưa để tránh bị rửa trôi. Nếu mùa nắng kéo dài và không tưới nước được cho cây trồng thì cũng không nên bón Ure.
  • Cần chú ý phối hợp với phân kiềm, tro hoặc vôi để tránh tình trạng làm chua đất và kém hiệu lực của phân.
  • Đối với những cây có nhu cầu cần đạm nhiều, khi bón cần chia ra làm nhiều lần bón. Nhất là đối với đất chua, độ mùn trong đất kém, dung tích hấp thụ thấp… Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây, đất.
  • Đối với các loại cây trồng cạn như: ngô, mía, bông v.v.. bón đạm nitrat là thích hợp, nhưng đối với lúa nước nên bón đạm clorua hoặc SA. Cây họ đậu thời gian đầu chưa có nốt sần vẫn bón phân đạm (20-30kg N/ha) tốt nhất là phân đạm trộn với phân chuồng hoai.
  • Bảo quản phân đạm chú ý không đổ ra nền, không tựa vào tường, phải để vào bao giấy tốt hoặc bao nilon, kê cao …
Ure-phù-hợp-giai-đoạn-cây-đang-phát-triển-thân,-cành-và-lá
Ure-phù-hợp-giai-đoạn-cây-đang-phát-triển-thân,-cành-và-lá

Cần bón đạm đúng với từng đặc điểm của mỗi loại đất:

Phân có tính kiềm nên bón cho đất chua. Phân chua sinh lý nên bón cho đất kiềm. Đất lầy thụt, nhiều bùn không cần bón phân đạm.

  • Cần bón đạm đúng lúc. Tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của cây.
  • Cần bón đạm đúng liều lượng và cân đối với lân và kali.
  • Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết. Không bón lúc mưa to, lúc ruộng vườn đầy nước.
  • Không bón đạm tập trung vào một lúc, một chỗ, mà cần chia thành nhiều lần để bón và bón vãi đều trên mặt đất ở những nơi cần bón. Không bón đạm quá thừa. Vì khi thừa đạm, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép nhiều, quả dễ rụng, nhiều sâu bệnh, phẩm chất quả giảm. Tốn tiền mua phân đạm mà không thu được kết quả gì, gây lãng phí.
  • Bón phân đạm cần kết hợp với làm cỏ, xới đất, sục bùn (đối với lúa).

Phân đạm hiện nay trên thị trường có rất đa dạng, việc lựa chọn loại phân đạm, lượng phân đạm bón cho cây trở nên vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của cây, năng suất, chất lượng của sản phẩm. Chính vì thế trong quá trình sử dụng, ta cần cân đối điều chỉnh, lựa chọn phân cho phù hợp để đảm bảo hiệu quả mà không ảnh hưởng đến cây và môi trường xung quanh, đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững.

Mua phân đạm (ure) ở đâu uy tín, chất lượng?

Phân Ure Đạm Phú Mỹ 500g

Hiện tại vườn babylon có cung cấp số lượng lớn cho các dự án trang trại. Hàng hóa có đầy đủ chứng từ liên quan. Mọi người có thể mua hàng tại đây để được an tâm về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

cửa-hàng-vật-tư-nông-nghiệp-vườn-babylon
cửa-hàng-vật-tư-nông-nghiệp-vườn-babylon
cửa-hàng-bán-vật-tư-nông-nghiệp-vườn-babylon-đang-xuống-hàng-phân-bón
cửa-hàng-bán-vật-tư-nông-nghiệp-vườn-babylon-đang-xuống-hàng-phân-bón

cửa-hàng-vật-tư-phân-bón-vườn-babylon-tại-gò-vấp

 

4.8/5 (4 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *