Cách nhận biết bệnh thối rễ, cách phòng và trị bệnh thối rễ trên cây trồng

bệnh thối rễ trên cây trồng

Cách nhận biết bệnh thối rễ, cách phòng và trị bệnh thối rễ trên cây trồng

Trong quá trình sinh trưởng, cây trồng có thể gặp phải nhiều căn bệnh làm suy yếu dần sức sống, thậm chí chết. Cây  bị thối rễ cũng đang dần trở thành mối lo phổ biến đối với người trồng cây. Tuy nhiên khi hiểu được tác nhân và khắc phục cây sẽ kịp thời được cứu sống.

Phòng ngừa là cách tốt nhất để làm và bệnh chỉ có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm.

cách nhận biết bị thối rễ

Vậy bệnh thối rễ là gì?

Thối rễ là hiện tượng rễ cây bị các mầm bệnh, vi khuẩn tấn công hoặc do các điều kiện cần thiết để bộ rễ phát triển không được đảm bảo. Một vài nấm, vi khuẩn nổi bật là Fusarium, Pythium, Phytophthora và Rhizoctonia.  Khi cây bị bệnh,  rễ cây bị thối đen, mất khả năng vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây. Nếu kéo dài và không được phát hiện, xử lý kịp thời, mầm bệnh có thể bị lây lan sang các bộ phận khác của cây làm cho cây cảnh sẽ chết dần.

Cây trồng chậu dễ bị thối rễ nhất so với trồng trên cạn. Môi trường đất trồng nhân tạo không cân bằng các yếu tố như đất tự nhiên. Bạn phải thật chắc chắn rằng gieo hạt ươm cây trong chậu phải đạt những điều kiện tốt nhất.

Nguyên nhân gây thối rễ

Bệnh thối rễ nguyên nhân sâu xa là do độ ẩm. Đất ngậm quá nhiều nước trong thời gian dài là tiến trình để các mầm bệnh phát triển. Sau đây là những nhân tố chủ quan:

Tưới thừa nước

Đây là nguyên nhân rất nhiều người gặp phải: Tưới thừa nước cho cây vượt giới hạn khả năng chịu đựng là bước đầu gây thối rễ. Tưới nhiều sẽ làm rễ bị ngộp và giảm oxi trong đất, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

cách nhận biết bị thối rễ

Đất thẩm thấu kém

Đất có tỉ lệ sét cao sẽ giữ nước lâu hơn vì thế độ thẩm thấu sẽ kém hơn. Nếu trồng chậu mà tỉ lệ sét quá cao thì hãy cẩn thận vì nước sẽ lưu lại trong đất rất lâu. Đất ngoài vườn luôn được các sinh vật như giun, côn trùng biến đổi liên tục tạo nên các rãnh chằng chịt. Vì thế nước dễ dàng thẩm thấu và không lưu lại quá lâu trong đất. Tỉ lệ đất trồng trong chậu hợp lý là 40% sét, 40% cát và 20% mùn.

Lỗ thoát nước bị tắc

Chậu cây cần lỗ thoát bên dưới để nước tưới thừa có thể thoát ra ngoài. Đôi lúc chậu cây có nhiều lỗ thoát sẽ đảm bảo hơn chậu chỉ có một lỗ thoát vì khả năng lỗ thoát duy nhất đó sẽ bị tắc.

Chậu cây quá to

Bạn có thể nghĩ rằng sẽ tốt khi cây có không gian lớn để phát triển và không cần phải thay chậu nhiều lần. Tuy nhiên quá nhiều đất trong chậu sẽ khiến khả năng hình thành những không gian tù mà nước không thể thoát ra được. Điều này sẽ khiến nấm mốc và vi khuẩn có điều kiện ủ bệnh tại những điểm chết này.

Chất liệu của chậu cây

Chậu nhựa, chậu đất nung và chậu kim loại sẽ có khả năng giữ nước khác nhau. Chậu đất nung tuy kín nhưng nước vẫn thẩm thấu vào thành chậu và bốc hơi ra bên ngoài. Với cùng một lượng nước tưới cho chậu nung, chậu nhựa và chậu hợp kim sẽ giam nước lâu hơn và độ ẩm đất cũng cao hơn rất nhiều.

Nhiệt độ thấp

Cây cần ít nước khi nhiệt độ xuống thấp và nhiều nước hơn khi nhiệt độ cao. Vì vậy nên có những điều chỉnh lượng nước tưới thích hợp khi có sự thay đổi nhiệt độ.

Trồng cây quá sâu trong đất

Rất nhiều giống cây trồng từ thân, rễ và cành theo phương pháp giâm cành. Không phải cây nào cũng có thể đâm rễ từ chồi nếu bị chôn quá sâu. Có nhiều nguyên nhân, tầng đất phía dưới thường thiếu oxi, đất quá cứng để rễ đâm và nguyên nhân cao nhất là dinh dưỡng ở tầng đất dưới thường kém hơn lớp bề mặt nên cây không thể bén rễ. Chồi không thể bén rễ sẽ bị bệnh thối rễ tấn công và lây lan từ đây.

Sự xâm nhập của các mầm bệnh

Cây trồng thường dễ bị tổn thương bởi các loại sâu bệnh gây hại. Đặc biệt, rễ cây là bộ phận quan trọng nên khi bị các loại vi khuẩn, nấm bệnh tấn công đục khoét sẽ dễ bị hư hại và thối rữa.

Ngoài những yếu tố trên, một vài yếu tố khách quan khác làm cũng làm rễ cây bị nhiễm bệnh như: Dùng chung các loại dụng cụ bị nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh, mua phải chậu cây đã bị nhiễm bệnh, cây trồng chậu có sức đề kháng yếu,…

cách nhận biết bị thối rễ

Cách kiểm tra đất có bị úng hay không?

Bấm ngón tay vào bầu đất gần rễ sau khi tưới để xem nước đã thực sự được thẩm thấu chưa hay đang bị ứ đọng, nếu trường hợp đất bị ứ nước, cần lưu ý để tránh trường hợp này kéo dài, cây sẽ bị úng, rất dễ gây ra bệnh thối rễ.

Biểu hiện của bệnh thối rễ

Những biểu hiện ban đầu bên ngoài thường không mấy rõ ràng và hay nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh lại không diễn ra trước mắt chúng ta.

Giai đoạn đầu của bệnh thối rễ: Cây trong tình trạng khỏe mạnh đột nhiên có biểu hiện lạ như lá bị vàng. Nếu bạn chăm bón dinh dưỡng đầy đủ thì khả năng bộ rễ có vấn đề, hãy kiểm tra. Lá cây bị quăn lại vào ban ngày nhưng phục hồi lại vào ban đêm là dấu hiệu cây sắp bị bệnh do đất ngâm quá nhiều nước.

Giai đoạn báo động: Chồi cây rộp lên và nhũn ra, lá cây úa tàn từ cuống, lúc này hãy cẩn thận cào nhẹ lớp đất trên cùng để kiểm tra rễ. Rễ khỏe mạnh sẽ có màu trắng ngà hoặc đục. Khi bị bệnh sẽ có màu nâu và từ từ chuyển thành màu đen. Thân rễ khi có biểu hiện từ nâu chuyển đen dễ dàng bị tróc lớp thân ngoài để lộ các mô rễ bên trong.

Khi cây bị nặng: mùi hôi của những phần thân rễ bị hỏng sẽ khá dễ để nhận biết do vi khuẩn và nấm đang tấn công tiêu hóa bộ rễ sinh ra khí metan và hydro sunfua. Rễ khỏe mạnh không có mùi trừ một số cây hương liệu đặc biệt và khi cào nhẹ bạn chỉ ngửi thấy mùi của đất trồng.

Giai đoạn cuối: Bệnh biến toàn bộ rễ thành mùn, các bộ phận của cây chết dần. Bạn sẽ phải loại bỏ chậu cây này. Hãy cách ly ngay với khu vườn và tìm cách xử lý chậu cây này một cách an toàn và vệ sinh nhất.

Cách xử lý bệnh thối rễ

Tiến hành cấp cứu cho cây ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh. Các biện pháp phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời tránh để kéo dài làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Cần thực hiện các bước sau để đảm bảo cứu sống cây đúng kỹ thuật và đem lại hiệu quả:

  • Bước 1: Dừng ngay việc cấp nước cho cây khi thấy cây bị úng nước và đưa cây vào bóng râm để cây không bị tổn thương
  • Bước 2: Vỗ nhẹ vào thành chậu để đất bong ra, sau đó lấy cây ra khỏi chậu nhẹ nhàng tránh làm đứt rễ
  • Bước 3: Rửa trôi hoặc tách đất cũ ra khỏi rễ cây
  • Bước 4: Kiểm tra phần rễ, sử dụng các dụng cụ đã được khử trùng để cắt tỉa bỏ đi các phần rễ bị hỏng, giữ lại các phần rễ còn khỏe.
  • Bước 5: Có thể ngâm rễ cây với dung dịch chuyên dùng sau để phòng chống sâu bệnh hoặc nấm hại rễ

KinKinbulkin kin bul

Antracol
antracol tri thoi nhun

  • Bước 6:Thay đất trồng mới cho cây. Ưu tiên lựa chọn các loại đất mùn có độ tơi xốp cao. Có thể lót lớp đất nung dưới đáy chậu để dễ dàng thoát nước. Đặc biệt phải lựa chọn chậu cây có kích thước vừa phải và có lỗ thoát nước.
  • Bước 7:Trồng cây vào chậu và đất đã được xử lý

Sử dụng bột vỏ quế và thảo quả như chế phẩm sinh học có thể phòng chống được mầm bệnh gây thối rễ do nấm gây ra. Tránh lạm dụng thuốc kháng nấm vì thuốc làm hại vi sinh vật trong đất nên vô hình chung lại dễ làm cây bị thối rễ hơn.

Cảm ơn tất cả các bạn đã đọc bài viết này, chúc tất cả các bạn sức khỏe và áp dụng hiệu quả cho vườn cây nhà mình.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *