Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cà Chua Siêu Năng Suất

cách trồng cây cà chua siêu năng suất

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cà Chua Siêu Năng Suất

 

Vườn Babylon xin chia sẻ kiến thức khi trồng rau tại nhà, cây cảnh tại nhà. Bài viết sẻ được viết theo 4 tiêu chí: Ngắn Gọn – Xúc Tích – Dễ Hiểu – Dễ Áp Dụng. Với niềm hi vọng được tất cả các bạn hiểu đúng cách và áp dụng được cho chính vườn rau nhà mình.

Vườn Babylon Chuyên Vật Tư Nông Nghiệp Đô Thị:

logo vuonbabylon

Cà chua là một trong những thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Cà chua có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và đẹp mắt. Chính vì vậy, nó trở thành thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong những bữa ăn hiện nay, kể cả ở Việt Nam và trên thế giới.

Vì vậy, để trồng được những cây cà chua trĩu quả đỏ mọng, màu sắc đẹp mắt, thơm ngon thì cần phải hiểu rõ về kỹ thuật trồng. Chăm sóc từ khâu chọn giống, đất trồng, gieo hạt, chăm sóc cho đến thu hoạch, bảo quản.

Kỹ thuật trồng cà chua tại vườn

I/ Chọn Giống Cà Chua.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại giống cà chua, có thể chọn các giống cà chua sau:

  • Giống địa phương: Các loại giống như cà cùi, cà gió, cà bon bon. Đây phần lớn là các loại giống cà chua hữu hạn và canh tác không cần giàn.
  • Giống cà chua Cherry: Đây là giống cà chua quả bé, thịt dầy và có thể dùng để ăn tươi.
  • Giống cà chua nhập nội: Có các loại giống như giống S901, Red Crown 250, giống VL 2100

II/ Thời Vụ Trồng Cà Chua Thích Hợp.

  • Vụ Đông Xuân: trồng cây tháng 10 – 11 Dương lịch, thu hoạch vào tháng 1 – 2.
  • Vụ Xuân Hè: trồng cây tháng 12 – 1 Dương lịch, thu hoạch vào 3 – 4.
  • Vụ Hè Thu: trồng cây tháng 6 – 7 Dương lịch thu hoạch vào tháng 9 – 10.

III/ Đất Trồng Cây Cà Chua Hiệu Quả.

  • Cây cà chua cần nhiều dinh dưỡng và có thể phát triển tốt nhất với điều kiện đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp. Vì vậy để giúp cây có môi trường phát triển tốt nhất, bạn nên chuẩn bị các loại đất như đất pha cát, đất có chứa nhiều chất mùn hoặc đất phù sa để bắt đầu trồng trọt.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng và đo độ pH của đất trồng, nếu độ pH rơi vào khoảng 6. đến 6.5 thì bón thêm vôi kết hợp bón thúc cho đất, bừa ải ít nhất là vài tuần trước khi tiến hành gieo hạt.
  • Luống cà chua có chiều rộng 110 – 120cm, rãnh rộng 20 – 25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông – Tây. Trồng cà chua vụ Hè Thu lên luống cao hơn vụ Thu Đông để tránh ngập nước.

IV/ Mật Độ Trồng Cây Cà Chua Hợp Lý.

Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau:

  • Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 40cm- 60cm.
  • Khi trồng nên cắt bớt rễ cái nếu quá dài để cho cây bén rễ nhanh.
  • Nên trồng cùng loại kích cỡ cây con trong luống để tiện chăm sóc.
  • Nên trồng cà chua vào buổi chiều, sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc.Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay.

trồng cà chua siêu năng suất

Các cách trồng cà chua.

Trồng cây cà chua bằng hạt:

Bước 1: Xử lý hạt.

  • Xác định diện tích cần gieo để chuẩn bị hạt giống.
  • Lượng gieo hạt phù hợp là từ 1,5 – 2g/m2

Trước khi trồng cà chua bằng hạt thì bạn cần phải xử lý hạt theo quy trình sau: Pha một ấm nước với tỉ lệ (3 nóng : 2 lạnh). Sau đó ngâm hạt cà chua trong vòng 3 tiếng rồi vớt hết hạt ra lại. Đặt hạt vào một lớp vải mỏng và ủ với nhiệt độ từ 25 – 30 độ. Để ở chỗ kín. Liên tục kiểm tra và quan sát hạt, khi thấy hạt cà chua bắt đầu có vết nứt thì lấy đem gieo.

Bước 2: Gieo hạt cà chua

Bắt đầu gieo hạt vào các hốc đã được chuẩn bị sẵn hoặc gieo hạt đều trên mặt đất, rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nước để có đủ độ ẩm. Sau khi gieo khoảng 30-40 ngày, cây đạt 5-6 lá, có thể đem trồng.

Bước 3: Giá thể

Bạn có thể làm giá thể bằng xơ dừa sạch đã được xử lý sơ qua trộn với một lượng Perlite, sau đó phủ lên phần bề mặt của hạt giống sau khi đã gieo. Giá thể giúp dự trữ nguồn nước, duy trì nhiệt độ, tăng cường thêm độ ẩm trong không khí, hỗ trợ quá trình trao đổi không khí .

Cách trồng cà chua bằng cây con.

Bước 1: Chuẩn bị đất trồng.

  • Cào cuốc toàn bộ khu vực đất trồng cho tơi xốp
  • Chia thành các luống đều nhau để khi bước vào giai đoạn phát triển, rễ cây cà chua có thể dễ dàng lan rộng ra các vị trí xung quanh và bám sâu trong đất. Ngoài ra chia luống cây sẽ giúp công tác chăm sóc đơn giản và thuận lợi hơn.

Bước 2: Cách trồng cà chua bằng cây con

  • Chọn cây có chiều cao từ 10 – 20 cm.
  • Xới đất tạo hình một hố nhỏ có đường kính 5cm và sâu 4cm.
  • Đặt cây vào vị trí ở giữa sau đó vun đất lại ngập đến nửa thân cây thì dừng lại.
  • Đè nhẹ xung quanh cho đất chắc chắn hơn sau đó tưới một ít nước vào.

Ca Chua Bi

Cách Dùng Phân Bón Cho Cây Cà Chua.

Quá trình cây cà chua hấp thụ phân bón như thế nào?

  • Để đạt năng suất cao, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng.
  • Cà chua là cây vừa sinh trưởng dinh dưỡng (thân lá), vừa sinh trưởng sinh thực (ra quả) nên cần bón lót phân hữu cơ, bón thúc nhiều lần.
  • Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa. Do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín.

Liều lượng dùng phân bón cho cây cà chua:

Lượng phân bón sử dụng cho khoảng 1ha cà chua.

  • Hữu cơ: 2 tấn hữu cơ hoai mục.
  • Hữu cơ sinh học: HVP410B: 100kg.
  • Hữu cơ khoáng vi lượng: HVP310B: 3 kg.
  • Ure: 30kg.
  • NPK 16 – 16 – 8: 25kg.
  • Sulphat kali: 30kg.
  • Supe lân: 40kg.

Cách bón phân cho cây cà chua.

Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, phân vi lượng, phân supe lân và NPK 16 – 16 – 8

Bón thúc: 4 lần bón thúc.

  • Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 10 – 15 ngày bón 7kg ure + 7kg kali + 5kg NPK. Kết hợp phun phân bón lá HVP 6 – 6 – 4  để kích ra rễ và lá phát triển mạnh.
  • Bón thúc lần 2: 22 – 25 ngày sau khi trồng, lúc hoa đang có nụ bón 7kg ure + 7kg kali + 5kg NPK. Kết hợp phun phân bón lá HPV 10 – 50 – 10 để cà chua tạo mầm hoa. Chu kì 7 ngày/ 1 lần.
  • Bón thúc lần 3: Lúc này hoa đã nở rộ chúng ta bón 7kg ure, 7kg kali và 5kg NPK.
  • Bón thúc lần 4: Sau lần thu hoạch trái đầu tiên tiếp tục bón 7kg ure, 7kg kali và 5kg NPK. Sau đó ta lặp lại quy trình từ lần 1 để tận thu cà chua đến cuối vụ.

Lưu ý: Cà chua cần được bón thúc thêm sau mỗi lần thu hoạch quả. Trời khô thì bón thúc với nồng độ phân loãng. Trời râm và mưa thì bón thúc phân với nồng độ đặc hơn

Kỹ thuật chăm sóc cà chua tại vườn

Cách tưới nước cho cây cà chua.

  • Nhu cầu nước tưới của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây.
  • Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất.
  • Lượng nước tưới cũng nên thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất.
  • Khi bón nhiều phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.
  • Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng.
  • Sau khi cây bén rễ thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần.
  • Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên.
  • Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

Hiện nay, để đảm bảo cho công tác tưới nước được thuận lợi thì công nghệ tưới tự động là sự lựa chọn hàng đầu. Nó giúp đất quanh vùng rễ luôn được giữ ẩm, phần gốc cây luôn được sạch và độ ẩm được tăng lên, giãm lượng nước bốc hơi như hệ thống tưới thủ công bằng vòi nước. Nước được tưới đều hơn trên tất cả các luống cà chua.

Cách vun xới đất trồng cà chua hợp lý.

  • Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả.
  • Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: Lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8 – 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

Cách làm giàn cho cà chua.

  • Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất.
  • Tốt nhất nên tiến hành làm giàn cà chua theo kiểu làm hàng rào.
  • Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng đứng sát gốc.
  • Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó.
  • Cọc thường dài 1,5m, đóng sâu xuống đất 20cm.
  • Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.

 Cách bấm ngọn và tỉa cành cây cà chua.

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

Đối với loại cà chua sinh trưởng hữu hạn:

  • Cắt tất cả các chồi non và cành khỏe chừa lại một cành từ thân chính ở dưới chùm hoa đầu tiên của cây.
  • Bấm ngọn cho các cây có 4 chùm quả trở lên, từ chùm quả cuồi cùng đếm lên đến khi còn lại 2 lá thì bấm phần ngọn phía trên đó đi.

Đối với loại cà chua sinh trưởng vô hạn:

  • Để thân chính phát triển dài theo cọc giàn, tỉa các nhánh phụ.
  • Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

Hướng dẫn thu hoạch cà chua đúng quy trình.

  • Thu đúng lúc khi cà chua chuyển sang màu hơi vàng cam hoặc đỏ
  • Không để dập nát, xây sát.
  • Dùng các xô nhựa sạch thu quả, phân loại quả, xếp vào các thùng gỗ nhỏ.
  • Bảo quản nơi thoáng mát (không dùng hoá chất như đất đèn để thúc cho quả chín nhanh).

Ca Chua Bi Lun Vuon Babylon

Kỹ thuật trồng cà chua trong chậu tại nhà cho các khu đô thị.

Trước khi tìm hiểu cách trồng cà chua trong chậu, bạn cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu sau:

Chọn chậu trồng cây cà chua.

Cà chua là một loại cây khá dễ sống, do đó có thể trồng trong thùng xốp hoặc chậu nhựa đều được. Chỉ cần chọn kích thích chậu to một chút để cho cây có không gian sinh trưởng và phát triển.

Hiện nay,  trồng cà chua trong thùng xốp, thùng sơn là phương pháp áp dụng phỏ biến rộng rãi tại các khu đô thị. Chậu nên đục nhiều lỗ dưới thùng xốp để có thể thoát nước. Đồng thời kê thùng cao hơn một chút so với mặt đất khi trồng.

Chọn hạt giống cà chua chất lượng, được xử lý.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống cà chua để bạn lựa chọn. Có thể kể đến như cà chua đen, cà chua bi, cà chua hình quả lê, cà chua lùn … mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy theo sở thích cá nhân mà bạn lựa chọn.

Bạn có thể tìm mua hạt giống cà chua tại bất cứ cửa hàng nông sản hoặc siêu thị trên toàn quốc hoặc click ở đây để mua nhanh. Hoặc bạn cũng có thể trồng cà chua từ cây giống con. Nếu trồng bằng cách này, bạn nên lựa chọn cây giống khỏe mạnh, thân to để đảm bảo cây cho ra trái.

Chọn vị trí trồng cà chua.

  • Đặc tính cà chua là cây ưa sáng, nên tốt nhất trồng ở những nơi thoáng gió, có ánh nắng chiếu xuyên buổi sáng hoặc buổi chiều.
  • Thời gian chiếu sáng rơi vào khoảng 6 đến 8 tiếng một ngày.
  • Bạn nên tránh những nơi ẩm thấp, thiếu nắng.
  • Khi trồng tại nơi thiếu nắng, cây sẽ dễ bị bệnh và cho quả bé, ít quả.
  • Nếu được trồng trong điều kiện đầy đủ ánh nắng, quả sẽ chín mọng và thơm ngon hơn.
  • Vị trí thường được chọn là trên sân thượng, ngoài ban công hay hành lang.
  • Còn nếu các bạn có đất trong vườn rộng, có thể trồng dưới các tán cây lớn, hoặc cạnh các bờ tường bao.
  • Nếu trồng cây vào mùa hè, nắng quá gắt, bạn có thể che lưới để cây không bị héo.

Chọn giá thể – đất trồng

  • Trồng cà chua đòi hỏi đất phải là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
  • Do đó, bạn nên trồng cà chua trên đất hữu cơ vừa sạch lại vừa đầy đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển.
  • Ngoài ra, để tăng năng suất bạn có thể trộn chung đất với phân ủ, trấu hoặc xơ dừa.

Cách trồng cà chua trong chậu

Trồng cà chua từ hạt:

  • Sau khi cho đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng vào trong các chậu ươm.
  • Rải hạt cà chua xuống và tưới phun sương cho ẩm đất.
  • Để chậu ở nơi có đủ ánh sáng chiếu vào. Và chờ ngày hạt nhú mầm, trổ lá.
  • Hoặc cũng có thể xử lý hạt bằng nhiệt độ, ủ nứt hạt rồi mang đi gieo như ở phần trên.

Trồng cà chua từ cây con:

  • Với những cây con khoảng 1 tháng tuổi, cách trồng khá đơn giản.
  • Bạn cho đất tơi xốp vào chậu hoặc thùng xốp.
  • Sau đó khoét một những lỗ nhỏ, cách nhau tầm 50cm đến 70cm.
  • Sau đó đặt cây cà chua xuống, độ sâu khoảng 1/2 thân cây.
  • Phần thân dưới sẽ mọc thêm rễ để cây có thể phát triển tốt hơn.
  • Sau đó tưới nước ẩm đất và cho chậu ra ngoài nắng dần dần.
  • Khoảng 1 tháng sau đó bạn hãy để cây tiếp xúc hoàn toàn với ánh nắng từ 6-8h / ngày.

Cách chăm sóc cà chua trong chậu

  • Sau khi tiến hành trồng cà chua xong
  • Phủ lên bề mặt một lớp rơm rạ, bìa carton để giữ ẩm cho đất.
  • Ngoài ra, khi cây đến giai đoạn ra hoa, cần nắc nhẹ cây để giúp chúng thụ phấn tốt hơn.

Cách tưới nước cho cây cà chua

  • Khoảng 7 – 10 ngày sau khi trồng, bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây khoảng 500ml/cây mỗi ngày.
  • Tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
  • Tuyệt đối không nên tưới lúc trưa hoặc vào lúc trời đã tối. Bởi 2 thời điểm này có thể khiến cây dễ bị chết.

Bón phân cho cây cà chua.

  • Để cây ra quả to và đỏ mọng, vào giai đoạn trổ hoa, bạn nên tích cực bón phân dynamic cho cây.
  • Loại phân này sẽ có tác dụng nuôi quả và cho quả đỏ và to hơn.
  • Có thể tham khảo cách bón phân như khi ta trồng tại vườn.

Cách làm giàn leo.

  • Cà chua khi đã trồng được 2 tháng bạn cần tiến hành làm giàn để cây có chỗ dựa, cũng như để đến khi ra quả, cây không bị đổ gập.
  • Có thể làm giàn cho cây cà chua bằng các thanh tre, nứa, sắt,…
  • Kích thước của giàn phụ thuộc vào không gian xung quanh.
  • Tuy nhiên, cũng không nên làm giàn quá thấp sẽ kìm sự phát triển của cây.

Cách tỉa cành cây cà chua

  • Vào khoảng tháng thứ 2-3, khi cà chua bắt đầu ra hoa, bạn hãy bón thêm cho cây một chút phân vi lượng và phân hữu cơ để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
  • Khi cây bắt đầu có trái, hãy tiến hành tỉa bớt lá để cây tập trung nuôi quả.
  • Ngoài ra, giai đoạn này bạn cũng nên chú ý đến yếu tố ánh sáng. Cà chua được hấp thụ ánh sáng nhiều sẽ to và cho màu đẹp hơn.

Cách thu hoạch.

  • Khi cà chua bắt đầu chín đỏ tiến hành thu hoạch để có thể sử dụng ngay, đảm bảo vị tươi ngon.
  • Lưu ý khi thu hoạch bạn dùng kéo cắt, hoặc dao tỉa nhẹ nhàng những quả chín.
  • Tránh làm ảnh hưởng đến giá thể cây, cũng như các quả khác trong chùm.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Đối với sâu:

Sâu vẽ bùa

  • Thuốc sử dụng và liều lượng: Nazomi, confidor, actara, regent,… dòng sinh học như: nấm xanh, bio-b,…
  • Cách sử dụng: Từ trồng đến 40 ngày sau trồng nên phun định kỳ 15 ngày 1 lần.
  • Từ 40 ngày sau trồng, phun khi thấy xuất hiện sâu non tuổi nhỏ.

Bọ phấn

  • Thuốc sử dụng và liều lượng: Confidor, actara, regent,… dòng sinh học như: nấm xanh, bio-b,…
  • Cách sử dụng: Phun phòng bọ phấn vào thời điểm sau trồng 10-15 ngày

Sâu đục hoa, quả (sâu xanh, sâu khoang)

  • Thuốc sử dụng và liều lượng: Match (15-30ml), Ammate (8-10ml), TP-Pectin(10-20ml)
  • Cách sử dụng:  Phun phòng định kỳ 10 ngày 1 lần trong giai đoạn cây ra hoa, quả. Khi chuẩn bị thu hoạch thì ngừng phun.

Đối với bệnh:

Héo do nấm (héo vàng)

  • Thuốc sử dụng và liều lượng: Score (5-10ml), TriB1 (3kg),Topsin (25-50g)
  • Cách sử dụng: Phun phòng khi cây còn nhỏ đến khi cây được 50 ngày (định kỳ 20 ngày/lần), phun vào gốc

Sương mai

  • Thuốc sử dụng và liều lượng: Ridomil (gói 100g pha vào 3 bình 16 lít phun cho 1,5 -3 sào)
  • Cách sử dụng: Phun phòng trước các đợt rét đậm và rét hại, Phun ngay khi phát hiện bệnh

Héo xanh và virut

  • Phòng bệnh: Luân canh để hạn chế nguồn bệnh trong đất. Sử dụng giống cà chua ghép (giống kháng bệnh héo xanh).
  • Khi phát hiện cây bị héo xanh, virus cần nhổ bỏ ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi bột hoặc Basudin.
  • Diệt bọ phấn (môi giới truyền bệnh) bằng dầu khoáng SK, Selecron, Actara để hạn chế sự lây lan của Virus.
  • Không nên phun thuốc trừ sâu độc hại như Methylparathion, azodrin, Furadan nhất là trong thời gian thu hái trái.

Tóm lại, trồng cây cà chua thực sự không khó. Tuy nhiên trong quá trình trồng, ta cần theo dõi, quan sát quá trình sinh trưởng của cây để kịp thời phát hiện và có những điều chỉnh thích hợp để tạo ra những cây cà chua có quả đỏ vàng xanh sai trĩu vừa cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình, vừa là chậu cây trang trí nhà tuyệt đẹp. Chúc các bạn thành công!

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *