Cách Ủ Rác Nhà Bếp Trồng Cây Vừa Sạch Sẽ Vừa Không Hôi

ủ rác sinh hoạt nhà bếp không mùi

Cách ủ rác nhà bếp? Phương pháp xử lý rác sinh hoạt nhà bếp thành nguồn phân bón dinh dưỡng trồng rau sach? Cách ủ rác nhà bếp khô, không rỉ nước, không mùi hôi... Đó chính là những kiến thức mà Vuonbabylon.vn sẽ chia sẻ cho các bạn trong bài viết dưới đây. Những kiến thức thực tế này hi vọng sẽ giúp bạn xử lý được các vấn đề từ các loại rau củ quả dư thừa. Vừa tự tay trồng được những loại rau, củ quả sạch cho gia đình của mình.

Ủ rác nhà bếp dùng trồng cây và rau sạch

Rác nhà bếp hay chính là các loại thức ăn dư thừa trong quá trình nấu nướng, ăn uống. Ở các khu vực đô thị, rác nhà bếp là vấn đề lớn vì chúng thường gây ra mùi hôi, chảy nước vương vãi khắp nơi. Giờ đã có biện pháo xử lý chúng, lại có thể dùng chúng làm phân bón để tạo nên các nông sản tuyệt vời. Hãy cùng Vườn Babylon tìm hiểu cách xử lý nhé. Có 2 cách để ủ rác nhà bếp như sau: Ủ rác thành phân dạng nước và ủ thành dạng phân bột khô.

Cách 1: Ủ rác nhà bếp thành dạng dung dịch đậm đặc tưới cây

Là biện pháp phân giải các chất có trong rác nhà bếp thành một dung dịch loãng. Phân bón có dạng nước và thường dùng tưới gốc cho cây

Ưu điểm của cách ủ này: 

  • Dung dịch phân bón giữ nguyên vẹn dinh dưỡng từ các loại nguyên liệu rác
  • Phân dạng nước dễ hòa tan,dễ tưới cho cây, cây dễ hấp thu
  • Cách ủ đơn giản, rác phân giải nhanh, ủ một thời gian ngắn là có thể sử dụng
  • Có thể dùng dung dịch ủ này để ủ tiếp các loại rác hữu cơ khác

Nhược điểm của nó

  • Nhược điểm lớn nhất của cách ủ phân này là nó có mùi hôi. Dù đã sử dụng các chế phẩm vi sinh khử mùi thì ban đầu cũng sẽ có mùi.
  • Nước phân có thể rỉ hoặc văng ra ngoài khi bạn sử dụng hoặc cho rác vào ủ.
  • Phải dùng thùng phân ủ kín, không có lỗ và có nắp đậy kín

Cách 2: Ủ rác nhà bếp thành phân bón dạng bột khô bón gốc cho cây 

Các loại rau, củ, quả, thịt, cá dư ra có thể xử lý để tạo thành phân bón. Loại phân này khô ráo, dạng bột, bón gốc cho cây.

Ưu điểm của cách ủ rác này:

  • Phân bón giàu dinh dưỡng, các giá trị dinh dưỡng trong rau củ quả được giữ nguyên
  • Phân dạng bột, khô ráo, không rỉ nước, không mùi hôi
  • Phân dạng này giúp bổ sung mùn hữu cơ cho đất, giúp cải tạo đất.
  • Dễ sử dụng, không cần pha nước, chỉ cần rải quanh gốc. Có thể dùng làm phân bón lót
  • Thùng để ủ phân đơn giản, có thể dùng thùng xốp, thùng nhựa… để ủ

Nhược điểm của chúng:

  • Phân rác dạng bột này có nhược điểm là sẽ nhiều hơn loại dạng nước. Nên thường phải dùng thùng ủ to hơn. Cùng 1 lượng rác nhà bếp, khi ủ dạng lỏng sẽ chỉ còn 1 ít. Còn ủ dạng khô thì sẽ nhiều hơn về số lượng. Còn chất lượng dinh dưỡng không khác nhau nhiều nhé.

Cách ủ rác nhà bếp đơn giản dễ thực hiện 

Để ủ rác nhà bếp thì cần phải chuẩn bị các dụng cụ để ủ sau đó tiến hành. Có 2 cách ủ phân cơ bản Vuonbabylon.vn sẽ chia sẻ kiến thức theo từng cách riêng. Nếu bạn thấy cách nào phù hợp với nhu cầu của ban. Bạn hãy làm theo cách ủ đó nhé.

1. Cách ủ phân dạng lỏng đậm đặc

1.1 Chuẩn bị nguyên, vật liệu để ủ:

  • Thùng để đựng: thùng nhựa hoặc xốp… đều được, chỉ cần không thủng lỗ và có nắp đậy
  • Chế phẩm men vi sinh: Có thể sử dụng chế phẩm Emuniv, Emzeo, Emic, EM gốc hay trichoderma đều được. Vì những loại này đều chưa vi sinh vật phân giải. Tuy nhiên mỗi loại sẽ có một hàm lượng vsv khác nhau nên khả năng phân giải nhanh chậm khác nhau.
  • Mật rỉ đường: Là rỉ mật trộn thêm vào giúp cho vsv hoạt động mạnh mẽ hơn và dung dịch phân tạo ra cũng giàu dinh dưỡng hơn. Loại này có hay không cũng được bạn nhé ( nếu sử dụng thì sẽ tốt hơn).
  • Rổ, vỉ nhựa lót phía trên để tách nước và phân chưa phân hủy: Loại này nếu bạn dùng ủ nước hoàn toàn thì không cần dùng tới bạn nhé.

1.2: Tiến hành thực hiện ủ phân dạng nước bằng rác nhà bếp

  • Đầu tiên cho một lớp rác nhà bếp mỏng tầm 3-5 cm vào thùng sau đó rải 1 nắm men vi sinh.
  • Sau đó tiếp tục cho rác nhà bếp vào 1 lớp 20-30cm rồi rải tiếp men vi sinh. Tiến hành từng lớp như vậy thì vi sinh vật sẽ được phân tán đều từ dưới đáy thùng tới trên măt.
  • Sau khi cho xong các lớp thì hòa mật rỉ đường với nước theo tỷ lệ 1/10. Cứ 1L mật rỉ pha cho 10L nước rồi tưới đều lên. Tưới đủ ẩm, chú không tưới nhiều quá nhé.
  • Xong xuôi thì đậy kín nắp thùng và chờ đợi.

Lưu ý: Có thể cho rác thêm vào mỗi ngày, cứ mỗi lớp rác thì thêm 1 nắm men vi sinh và 1 ít nước pha mật rỉ. Trước khi lấy phân ra sử dụng thì không cho thêm rác vào bạn nhé. Để đảm bảo rác phân hủy hết hoàn toàn. Dùng que khuấy nhẹ kiểm tra, nếu không còn cọng rác nào thì có thể mang ra bón cây.

Nếu bạn có thùng chuyên dụng để ủ phân thì thường sẽ có vòi để mở lấy nước phân. Và có lớp tách nước phân xuống dưới, lớp rác chưa hoai mục ở trên. Nếu bạn không có thùng chuyên dụng nhưng vẫn muốn tách nước phân riêng thì có thể sử dụng theo cách này:

  • Chế thùng tách nước rác như thế nào?. Chúng ta nên mua 2 cái xô nhựa. Cái xô ở trên thì to, cái xô ở dưới bé hơn rồi để chồng lên nhau. Xô to chúng ta đục nhiều lỗ ở đít xô. Đồng thời đục xung quanh xô để thoáng khí và kết hợp đục cả trên nắp ít lỗ để khí nóng thoát ra. Còn xô ở dưới chúng ta nên khoét lỗ và lắp cái vòi để thu dịch nước rác để tưới cho rau.
  • Cách làm như sau: 
    • Chúng ta chồng 2 xô lên nhau, xô to ở trên và xô bé ở dưới.
    • Xô bé chúng ta làm 1 lỗ có gắn van để mở lấy phân.
    • Xô to thì dùng mảnh lưới lót bên dưới rồi đổ phân trùn quế lên (dày khoảng 3-4cm) vào đáy xô.
    • Và đổ rác thải tạp lên trên phân trùn và đậy nắp lại.
    • Phân trùn có tác dụng như bộ lọc nước rác (chúng rất giàu vi sinh).
    • Khi nước rác thấm qua phân trùn chảy xuống xô dưới thì hoàn toàn không có mùi.

 

 

ra dung u rac nha bep
rá dùng ủ rác nhà bếp

Phan Trun Que Sfarm 2kg 1

  • Hàng ngày, các loại thức ăn thừa và loại bỏ xương và các vật cứng như vỏ ốc … ra vì chúng hầu như không tiêu hủy được.
  • Có thể thái nhỏ để được phân giải nhanh hơn. Sau đấy thả rác vào thùng và rắc ít vi sinh emuniv lên rồi đậy nắp xô lại là xong.
  • Cách pha men vi sinh emuniv để dùng. Chúng ta dùng chai nước suối chứa 500 ml nước sạch và hòa với 2 thìa mật rỉ + 2 thìa bột vi sinh rồi lắc đều. Xong để chai ở trong mát, tránh ánh nắng và ánh sáng trực tiếp.

che-pham-em-cách ủ rác nhà bếp

  • Nắp chai đục vài lỗ nhỏ để mỗi lần dùng để phun vi sinh được dễ hơn.

1c249f3dc501f818b3697114af5a7767

  • Mỗi lần cho rác nhà bếp là cầm chai vi sinh pha sẵn lên phun 1 lượt, vừa tiết kiệm vi sinh lại vừa tiện.
  • Còn gói vi sinh chúng ta nẹp chặt, để ở ngăn tủ, nơi thoáng mát, tránh ánh nắng, bảo quản được cực lâu. Khi nào phun hết chai ta lại lấy ra hòa tiếp.

Đấy là cách ủ rác nhà bếp. Tóm lại có 2 khâu. Khâu thứ nhất là tách nước lấy làm phân bón. Khâu thứ 2 là trộn thêm men emuniv để phân giải lấy làm phân.

Tại sao chúng ta cho mật rỉ vào chai?

Khi hòa vi sinh vào nước, để vi sinh có thể sống được ta phải cho mật rỉ vào để chúng nhân ra (kiểu emuniv thứ cấp). Chúng ta dùng chai này trong 3-7 ngày rồi tiếp tục pha mới mà không làm chết vi sinh.

Cách dùng nước rác như thế nào?

  • Nước rác có độ PH cao (tính axit) nếu chúng ta tưới trực tiếp sẽ làm xót và chết cây.
  • Bởi vậy, chúng ta phải pha tương đối với tỉ lệ 1:10 nước lọc để làm trung hòa tính axit trước khi tưới cho cây.
  • Tưới nước này sẻ giúp rau lên xanh mướt. Đồng thời vi sinh trong nước rác còn giúp cải tạo đất và làm chúng tơi xốp hơn.

Bao giờ thì thu phân? và thu phân từ rác thải nhà bếp như thế nào?

  • Theo cách ủ rác nhà bếp này thường sau 1 tháng lớp rác ủ đầu tiên đã biến thành phân bón.
  • Chúng ta đi găng tay và gạt lớp rác phía trên ra rồi bốc phân đã hoai ở phía dưới (màu đen, tơi).
  • Nếu chúng ta có ý định thu phân thì nên dừng cho rác cách 3-4 ngày để rác bên dưới khô hơn.
  • Cũng nên mở nắp thùng thường xuyên để bỏ nước đọng trên nắp đi. Sau đó chúng ta cho rác mới vào

Xin chân thành cảm ơn mọi người đã quan tâm tới bài viết này. Hi vọng mọi người áp dụng đúng cách và mang lại hiệu quả cao cho vườn nhà.

5/5 (1 Review)

2 thoughts on “Cách Ủ Rác Nhà Bếp Trồng Cây Vừa Sạch Sẽ Vừa Không Hôi

    • vuonbabylon.vn says:

      Dạ chào bạn. Phân ủ có mùi chua là nó chưa phân hủy hết bạn nhé. bạn nên ủ tầm 10-15 ngày nữa, khi phân bớt mùi và không còn mùi chua nữa là bón được ạ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *