Cách Trồng Các Loại Bầu Tại Nhà Cho Sai Quả
Cách trồng bầu tại nhà làm sao cho sai quả là chủ đề được rất đông người quan tâm và tìm hiểu tại Vườn Babylon. Như chúng ta đều biết bầu là loại quả phổ thông được trồng và ăn nhiều trong mỗi gia đình.
Cây bầu, bí là gì?
Cây bầu bí là loại dây leo thân thảo, một gốc cây cho ra nhiều nhánh phụ và trái. Trái có nhiều hình dạng tùy vào những giống bầu khác nhau và đặc điểm chung về bề mặt ngoài trái thường có rất nhiều lông tơ. Bầu bí thuộc dòng cây ưa nắng nên trồng phù hợp với những vị trí có nhiều ánh nắng để cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh và tạo nhiều trái.
Khâu Chuẩn Bị Dụng Cụ Trồng Bầu Tại Nhà.
- Dùng giá thể đóng gói sẵn hoặc đất sạch Organic bổ sung thêm phân gà vi sinh, lân, trùn quế và các phân hữu cơ viên nén,…
- Chọn khay trồng rau hoặc chậu vuông, thùng xốp có đục lỗ ở đáy chậu.
- Chọn hạt giống bầu chất lượng, uy tín.
- Nếu được chúng ta nên mua thêm viên nén xơ dừa dùng để ươm hạt bầu được dễ hơn.
Quá Trình Xử Lý Hạt Giống Và Chăm Sóc Bầu.
Cách xử lí hạt giống bầu:
- Bạn muốn trồng cây bầu hồ lô, bầu sao,… cũng như các loại bầu khác quy trình giống nhau.
- Pha nước ấm 3 sôi, 2 lạnh.
- Cho hạt bầu vào ngâm 2 – 3 giờ.
- Sau đó, ủ hạt trong 2 – 3 ngày khi hạt nứt mầm gieo vào khay đã chuẩn bị sẵn.
- Hoặc sau khi ngâm 2-3 giờ chúng ta gieo hạt vào các viên nén xơ dừa dùng để ươm hạt (tỉ lệ nãy mầm cao và dễ chăm sóc khi cây ở giai đoạn ươm).
Quá trình gieo hạt bầu:
- Cho hạt vào khay ươm (viên nén xơ dừa) hoặc gieo 3– 4 hạt vào chậu đường kính miệng 30cm.
- Đối với thùng xốp nhiều kích thước như 40x20x20 chúng ta gieo từ 8-10 hạt.
- Sau 4 – 5 ngày hạt bầu sẽ nảy mầm.
- Khi cây con được 10 – 15 ngày chọn 1 cây khoẻ để lại trồng, loại bỏ cây xấu.
- Hoặc sang ra trồng vào các chậu khác để cây phát triển.
- Giữ lại mỗi chậu 1 cây, hoặc 2 – 3 cây/ thùng xốp.
Quá trình phát triển và cách chăm sóc bầu, bí:
- Khi cây bầu có 2 lá thật (10 – 15 ngày sau nảy mầm) phun phân Seaweed rong biển phun 7 ngày/lần.
- Khi cây được 20 ngày, bón bổ sung phân hữu cơ sinh học như: Minro, BB úc, Dynamic,… vào gốc (100g/chậu).
- Sau đó tiếp tục bỗ sung phân hữu cơ sinh học 15 ngày/lần đến khi ra hoa đậu trái và thu hoạch.
- Khi cây bắt đầu ra hoa, ngưng phun phân bón lá Rong biển.
- Khi cây trên 30 ngày chưa ra hoa, cần phun bổ sung phân bón lá có số lân và kali cao như(6-30-30, 6-30-32,…). Cần phun ướt thân lá phun 7 ngày/lần.
- Tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát. Vào mùa mưa, chỉ tưới 1 lần/ngày để trồng bầu bí trên sân thượng đượcsai quả.
- Khi cây bầu xuất hiện tua cuốn, cắm cây chống thép bọc nhựa cho dây leo lên giàn.
- Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên cắt tỉa để gốc được thông thoáng, tránh sâu bệnh hại cho cây bầu.
- Tuy nhiên, khi bầu lên giàn thì không nên tỉa để dây nhánh tạo quả.
- Khi thu hoạch xong thì tiến hành bấm ngọn để bầu tiếp tục cho quả ở dây nhánh khác.
Cách Thụ Phấn Cho Cây Bầu Theo Phương Pháp Thủ Công Để Đạt Hiệu Quả Cao.
Cách phân biệt hoa bầu đực và cái:
Cách nhận biết hoa bầu cái.
- Thường mọc từ nách lá, mỗi nách thông thường có 1 hoa cái tùy loại giống.
- Hoa cái có một bầu nhỏ ở dưới hoa, nếu được thụ phấn, bầu này sẽ phát triển thành quả.
- Chọn những hoa cái hoàn chỉnh, nhụy hoa có đầy đủ đài hoa, núm nhuỵ, cánh hoa để thụ phấn.
Hoa Bầu Đực:
- Hoa đực thường mọc ở nách nhánh, mỗi nách nhánh có một cụm nhiều hoa đực.
- Hoa đực ngắn hơn và không phát triển bầu nhỏ phía dưới giống như hoa cái.
- Nên chọn hoa đực to, đẹp, không sâu bệnh, nhị đực phân thuỳ có bao phấn to màu vàng sáng.
Cách thụ phấn cho bầu bí:
- Chọn đúng thời điểm hoa mới nở để thụ phấn sẻ đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Vụ xuân hè nên thụ phấn vào lúc 7-8h sáng.
- Vụ thu đông nên thụ phấn vào lúc 9-10h sáng.
- Cắt hoa đực và rồi chấm nhẹ đầu nhị của hoa đực vào núm nhụy hoa cái sao cho hạt phấn màu vàng mịn từ hoa đực bám vào núm nhụy hoa cái là đạt yêu cầu.
Cách Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cho Cây Bầu Bí:
Ngoài ra trong quá trình trồng và chăm sóc bầu bí cần theo dõi cây để phát hiện sâu bệnh và điều trị kịp thời.
Bị sâu tấn công bầu, bí:
- Bầu bì thường bị các loại sâu vẽ bùa, rầy mềm hay rệp sáp, nhện đỏ,… tấn công. Cách tốt nhất là chúng ta phòng chứ không phải để sâu tấn công mới đi trị sâu, rầy, rệp, nhện đỏ,…
- Xịt phòng dùng nấm xanh, bio-b là tốt nhất. Vừa an toàn lại hiệu quả.
- Khi đã bị sâu, rầy, rệp,… tấn công nếu phát hiện sớm nên dùng nấm xanh và bio-b. Còn trường hợp cây bị nặng chúng ta nên dùng các loại thuốc như: Actara, radiant, yamida, nazomi, confidor, regent,… tuỳ loại mà chúng ta chọn đúng loại thuốc phù hợp.
Bị bệnh hại tấn công:
- Các loại bệnh phấn trắng, đốm lá, bệnh héo dây,… thường gặp ở cây bầu, bí.
- Khi đã bị nên chọn các loại thuốc như: Anvil, coc85, antracol, citizen 777, viroval… Chọn đúng thuốc để trị bệnh hiệu quả hơn.
- Cách phòng tốt nhất là dùng hệ vi sinh kháng nấm, trichoderma,… trộn vào giá thể khi trồng. Cắt tỉa cành thông thoáng, không để cây bị úng nước,…
Nếu các bạn chưa am hiểu thuốc để trị có thể gọi qua sdt kỹ thuật (0967.946.646) của vườn babylon để được tư vấn và chọn đúng loại thuốc cho cây.
Bầu trồng trong chậu thường thu trái vào khoảng 60 ngày sau trồng, hoa ở đầu trái héo khô và rụng đi thì tiến hành thu trái.
Cảm ơn tất cả các bạn đã đọc bài viết này, chúc tất cả các bạn sức khỏe và áp dụng hiệu quả cho vườn cây nhà mình.
Vườn Babylon Chuyên Vật Tư Nông Nghiệp Đô Thị: