Keo liền sẹo hay keo liền da cây là một dòng sản phẩm hỗ trợ trong nông nghiệp chống thấm nước, bảo vệ mặt cắt cây trồng. Một số dòng có chứa các hoạt chất kích hoạt các tế bào vỏ cây phân chia tạo lớp vỏ mới (vết da mới) cho cây trồng.
Keo Liền Sẹo Cho Cây Là Gì?
Keo liền sẹo cho cây thường được dùng trong trường hợp cắt tỉa cành hoặc bị tác động mất phần vỏ ngoài. Việc bôi keo là cần thiết để bảo vệ mặt cắt và giúp cây hình thành lớp vỏ (lớp da) mới bảo vệ cây vĩnh viễn.
Keo thường có đặc tính dạng keo chống thấm nước. Sau khi bôi Keo lên vết cắt sẽ khô lại và ngăn nước, nấm khuẩn xâm nhập vào. Đặc biệt, một số dòng keo có chứa các chất hỗ trợ, tăng sự phân chia tế bào vỏ cây để hình thành lớp vỏ mới một cách nhanh chóng. Giúp cây hồi phục vết thương và phát triển khỏe mạnh, không bị mục hay khô phần mặt cắt.
Tại sao nên sử dụng keo liền sẹo cho cây
Keo liền sẹo được biết đến như là một sản phẩm phụ trong nông nghiệp. Tuy nhiên nó đã khẳng định được vai trò của nó đối với cây trồng. Trong tình hình cây trồng có rất nhiều loại nấm khuẩn, sâu bệnh gây hại. Việc cắt tỉa, tạo tán hay tác động vật lý làm cây bị rách lớp vỏ bên ngoài. Các loại sâu, bệnh dễ xập nhập vào cây qua vết thương và gây hại từ từ.
Nếu không sử dụng keo liền sẹo có được không
Cây có thể tự kéo sẹo không
Nếu không bôi keo liền sẹo sau khi cắt tỉa, cây trồng vẫn có khả năng tự làm liền vết thường bằng cách tự hình thành lớp vỏ mới (vết sẹo). Quá trình này là sự phân chia tự nhiên của tế bào vỏ cây.
Trong điều kiện nuôi trồng tốt, cây phát triển khỏe mạnh, ít mầm bệnh, vết thương nhỏ thì theo thời gian vỏ cây sẽ tự phân chia thành lớp vỏ mới bao bọc vết cắt.
Tuy nhiên trong điều kiện môi trường trồng trọt hiện nay thì không thể đảm bảo. Và với các vết thương lớn thì thời gian để cho cây tự liền sẹo rất lâu. Thường vết cắt sẽ bị khô mục trước khi vết sẹo được kéo bịt.
Nguyên nhân gây mục cây và tác hại của nó
Khi cây mất đi lớp vỏ, tác nhận môi trường sẽ tác động trực tiếp vào tế bào bên trong. Nước, ánh sáng mặt trời, vsv có hại xâm nhập vào cây. Chúng gây bệnh làm chết các tế bào xung quanh. Ngăn chặn quá trình phân chia để hình thành lớp vỏ mới. Vết cắt sẽ khô và mục dần vào trong thân làm ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Lâu dần có thể làm cây bị chết, tuy thời gian này kéo dài.
Đối với các loại cây trồng mang ý nghĩa về thẩm mỹ như: mai vàng, bonsai… . Vết cắt khô, mục dần sẽ làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và giá thành.
Đối với các loại cây trồng khác về khai thác nông nghiệp như: sầu riêng, mít, cam quýt, cây cao su… Các loại nấm bệnh xâm nhập gây bệnh làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng cây trồng.
Các loại cây trồng thân gỗ đều là cây trồng lâu năm. Cây càng lâu năm thì càng cho năng suất cao và càng quý giá. Ví dụ như Cây Sầu Riêng: cây càng nhiều năm tuổi càng cho nhiều quả, quả to đẹp, chất lượng cao. Cây Mai vàng càng lâu năm gốc càng lớn, giá trị thẩm mỹ và giá thành càng lớn.
Nếu để cây bị mục từ vết cắt thì sẽ ảnh hướng rất lớn đến giá trị kinh tế của cây trồng.
Keo liền sẹo tác động đến cây như thế nào để bảo vệ cây
Hiện nay có 2 dòng keo cơ bản: Loại keo thông thường với khả năng hình thành lớp màng bảo vệ bên ngoài. Và loại keo liền sẹo tốt vừa bảo vệ vết cắt vừa đẩy nhanh quá trình liền sẹo cho cây. Keo đảm bảo cho cây hình thành lớp vỏ mới.
Dòng keo thông thường
Một số loại keo thông thường sẽ là một dạng keo lỏng hoặc sệt. Sau khi bôi lên mặt cắt sẽ khô lại và hình thành lớp màng cứng Chống nước và VSV. Các loại keo này thì sẽ giúp cây bảo vệ vết cắt một thời gian. Cây trồng có khả năng tự làm liền vết thương (tự liền sẹo).
Những loại keo này thì sẽ phù hợp với các loại cây trồng có sức sống khỏe và vết cắt nhỏ. Lớp keo có thể bảo vệ cây đến lúc cây tự liền sẹo lại. Ví dụ như keo liền sẹo mỹ tiến, keo bụi, keo treeseal…..
Tuy nhiên trong điều kiện trồng trọt hiện nay thì khả năng tự liền sẹo của cây rất yếu. Cây trồng hầu hết đều không thể tự kéo bịt vết thương lớn. Lớp keo thông thường cũng không thể bảo vệ cây mãi. Vì theo thời gian các tế bào bệ trong vết cắt không được bảo vệ bởi lớp vỏ sống thì nó cũng sẽ chết dần.
Lúc này lớp keo bám quá lâu trên vết cắt không liền sẹo sẽ ngăn chặn quá trình thẩm thấu và hô hấp của các tế bào. Ngược lại sẽ là điều không tốt cho cây trồng. Các tế bào bên trong sẽ chết dần gây thối khô và mục vào phần gỗ.
Dòng keo liền sẹo tốt cho cây trồng
Chính vì vậy việc sử dụng keo liền sẹo cũng nên chọn lọc. Nên chọn các loại keo liền sẹo tốt là vừa bảo vệ vết cắt vừa hỗ trợ cây kéo sẹo nhanh. Keo liền sẹo tốt là dòng vừa có lớp màng chống thấm nước và nấm khuẩn xâm nhập vào cây qua mặt cắt. Vừa là một dạng keo hỗ trợ giúp cây trồng phân chia hình thành lớp vỏ mới nhanh để bảo vệ cây vĩnh viễn. Các loại keo này bổ sung các chất quan trọng cho quá trình liền sẹo, giúp cây liền sẹo nhanh mà không ảnh hướng tới sự phát triển của cây.
Chúng giúp các tế bào vỏ cây phân chia hình thành lớp vỏ mới nhanh hơn, giúp bảo vệ cây vĩnh viễn. Vì chỉ có lớp vỏ sống của cây mới bảo vệ cây lâu dài và là lớp bảo vệ chắc chắn nhất.
Dòng keo liền sẹo tốt cho cây trồng hiện nay
Hiện nay có rất nhiều loại keo liền sẹo trên thị trường. shop cũng bán rất nhiều loại keo liền sẹo khác nhau. Tuy nhiên shop thấy rằng dòng keo liền sẹo LS50 và LS60 là thuộc loại keo liền sẹo tốt cho cây trồng và nên sử dụng cho cây trồng hiện nay.
Keo liền sẹo LS50, LS60 là gì?
Keo liền sẹo cho cây LS50 và LS60 là một trong những dòng keo chuyên dùng trong nông nghiệp. Giúp tái tạo và hình thành lớp vỏ mới cho cây trồng tại vị trí vết cắt trên cây một cách nhanh chóng. Vết da mới hình thành dựa trên các tế bào sống phân chia và tạo thành.. Điểm khác biệt của keo liền sẹo LS so với các dòng keo liền sẹo thông thường là lớp màng keo hữu cơ vừa bảo vệ tốt vừa có khả năng thẩm thấu tốt. Các hoạt chất bảo vệ và kích hoạt tạo thành lớp vỏ mới cho cây nhanh mà không làm suy cây.
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu bảo vệ cây trồng được tốt hơn, keo liền sẹo LS50 và LS60 còn được bổ sung nhiều hoạt chất khác nhau như: Nanochitossan kháng khuẩn bề mặt cắt, Titan Oxid chống tia UV của mặt trời (chỉ có trong keo LS60)
Thành phần và cơ chế làm liền sẹo nhanh của LS50, Ls60
LS50 và LS60 có nhiều thành phần nguồn gốc hữu cơ. Cơ chế làm liền sẹo nhanh mà cây không suy là từ những thành phần có trong keo như sau:
-
Lớp keo hữu cơ nguồn gốc từ chitosan:
Lớp keo mỏng mịn, nhanh khô chống thấm nước và nấm khuẩn vào mặt cắt. Nguồn gốc hữu cơ có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Lớp keo có khả năng thẩm thấu và tự phân giải sau khi cây liền sẹo.
-
Hoạt chất nanochitosan kháng khuẩn:
Hoạt chất Nano chitosan với kích thước siêu nhỏ từ 5-10nm thấm sâu được vào tế bào nấm và vi khuẩn, phá hủy tế bào nấm khuẩn, từ đó tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn gây hại cây trồng.
-
Chất kích hoạt tế bào IPT:
Là một trong những điểm khác biệt của keo liền sẹo LS50 và LS60. Hoạt chất IPT là một loại chất kích hoạt các tế bào vỏ cây xung quanh phân chia và hình thành một loại tế bào tái sinh. Các tế bào tái sinh này chính là nguyên nhân tại sao khi bôi kéo liền sẹo LS50, LS60 cây trồng thường kéo sẹo rất nhanh, mà cây không bị đứng và vẫn phát triển bình thường. Có thể dùng được cho cả cây phôi, cây mới trồng, cây suy yếu…
-
Hoạt chất Titan oxid (chỉ có trong keo LS60):
Tia UV từ mặt trời đối với cây trồng không gây hại tuy nhiên đối với vết cắt đã bị mất đi lớp vỏ thì lại khác. Tia UVA, UVB từ mặt trời có thể làm hoại tử các tế bào tại mặt cắt, làm cho vết cắt bị đen và mục dần vào sâu bên trong, cây mất đi khả năng kéo sẹo tại vết cắt. Keo LS60 giúp bảo vệ mặt cắt khỏi tia UV và giúp cây kéo sẹo tốt hơn.
Cách sử dụng LS50, LS60
Sau khi cắt tỉa cành hay tạo vết thương thì tiến hành bôi keo luôn. Đối với các loại cây có nhiều mủ thì đợi vết cắt khô rồi mới bôi keo. Vì bôi keo lúc cây còn chảy mủ sẽ làm trôi lớp keo và keo không khô được thì sẽ không tạo thành lớp màng bảo vệ cho cây.
Nên chọn loại keo phù hợp để bôi cho từng loại cây hay từng vết thương. Cây có sức sống tốt, vết thương nhỏ có thể dùng các loại keo thông thường. Đối với các loại cây cho giá trị kinh tế nên chọn loại keo tốt.
Đối với các cây trồng có vết thương lớn, các cây trồng quan trọng:
Nên sử dụng các dòng keo tốt để giúp bảo vệ cây tốt hơn. Đối với các loại cây dễ bị bệnh, có thể bôi một lớp thuốc trừ nấm bệnh trước rồi đợi khô sau đó bôi keo lên.
Các vết thương quá lớn kéo sẹo thời gian lâu thì phải bôi thành nhiều lần khác nhau. Và chỉ nên sử dụng dòng keo LS50 hoặc LS60 để bôi chồng vì dòng keo LS có khả năng thẩm thấu tốt. Nên khi bôi một lớp ban đầu, sau thời gian 50-60 ngày thì bôi chồng một lớp keo LS lên lớp keo cũ là được. Bôi đến khi cây liền lại hoàn toàn
Đối với các vết mục trên cây cần xử lý lại :
Tiến hành cắt gọt hết lớp mục, gọt sâu vào bên trong tết bào sống, không để lại lớp mục nào. Sau đó nên bôi thêm thuốc trừ nấm bệnh ( vì thường vệt mục hay chứa các loại nấm bệnh gây mục). Sau khi xử lý xong thì tiến hành bôi keo liền sẹo LS ( chỉ nên dùng keo LS vì các dòng keo khác không kéo được sẹo sẽ làm cây mục lại). Có thể dùng keo LS50 hoặc LS60 đều được.
Đối với các vết thương đã sử dụng lớp keo khác để bôi trước đó và cần xử lý lại thì nên gọt bỏ hết lớp keo cũ sau đó mới bôi keo LS lên. Không bôi chồng keo liền sẹo LS50, LS60 lên lớp keo khác. Vì những dòng khác không có khả năng thẩm thấu nên keo LS không xâm nhập được vào bên trong tế bào vỏ cây.
Vườn Babylon chuyên cung cấp các dòng phân bón và các keo chuyên dụng cho cây trồng. Kể cả loại keo thông thường và loại keo chất lượng cao. Nếu bạn cần dùng tới keo liền sẹo bạn có thể mua chúng Tại Đây