Phân Hữu Cơ Có Đặc Điểm Gì? Cách Chọn Phân Phù Hợp Cho Cây?

Phân-hữu-cơ

Phân hữu cơ có đặc điểm gì? Và tại sao nên sử dụng để canh tác nông nghiệp. Đó là những vấn đề mà Vườn Babylon sẽ giải đáp cho mọi người trong bài viết này. Nhằm mang lại những kiến thức bổ ích và thực tế cho người trồng cây, giúp người trồng có thêm hiểu biết về phân hữu cơ và cách bón phân hữu cơ hiệu quả.

Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là một loại dinh dưỡng ở dạng hợp chất hữu cơ tự nhiên được cung cấp đất và cây trồng. Bao gồm các loại như: Phân động vật, phế phụ phẩm nông nghiệp, cành, lá cây, rác hữu cơ từ nhà bếp ( rau, củ, quả, thịt, cá..)…. Nhưng nguyên liệu này thông quá quá trình xử lý và ủ sinh học để tạo thành phân bón. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Đồng thời cải tạo đất trồng, bổ sung nguồn mùn hữu cơ cần thiết cho đất, chống xói mòn, bạc màu đất canh tác.

Hiện nay để sản xuất phân hữu cơ có dinh dưỡng cao. Người ta thường sử dụng các loại nguyên liệu giàu dinh dưỡng khác như: đậu phộng, đậu nành, rong biển, các loại cá … Nguyên liệu khác nhau sẽ tạo ra các loại phân khác nhau với tính chất và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.

Có thể chi ra 3 loại phân hữu cơ cơ bản sau đây: Phân hữu cơ truyền thống, phân được chế biến bằng kỹ thuật công nghiệp và phân hữu cơ đậm đặc dạng nước.

1. Phân hữu cơ truyền thống

Phân-hữu-cơ-truyền-thống-có-ưu-điểm-và-nhược-điểm-gì

Là các loại được làm từ kỹ thuật ủ truyền thống, thủ công. Là loại phân được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như nguồn phân lớn ( phế phụ phẩm từ ngành trồng trọt, chăm nuôi, rác thải sinh hoạt…). Chúng bao gồm các loại như sau:

  • Phân động vật: Phân bò, phân gà, phân trùn quế, phân dê, phân dơi…
  • Phân xanh: Phân ủ từ thực vật tươi như cành lá cây,  bèo hoa dâu, phân bánh dầu đậu phộng
  • Phân rác: Phân ủ từ rác sinh hoạt và rác nông nghiệp như rơm rạ, …

Ưu điểm của phân truyền thống:

Trong hệ thống chuỗi thức ăn thì đất cung cấp dinh dưỡng và thức ăn cho ngành trồng trọt, chăn nuôi. Thì phế phụ phẩm của chúng phải được trả lại để làm nguồn mùn hữu cơ cho đất. Hầu như mỗi năm chúng ta phải bổ sung vào đất một lượng lớn các mùn hữu cơ để bù bắp cho đất phần dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi. Các loại phân này có ưu điểm như sau:

  • Phân từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, nguồn phân lớn, dễ tìm, giá rẻ
  • Cung cấp nguồn mùn cho đất, giải cải tạo tính chất cho đất rất lớn, tạo điều kiện cho vsv đất phát triển
  • Có đa dạng nguồn dinh dưỡng như khoáng đa, vi lượng, axid amine
  • Giúp giữ nước, giữ dinh dưỡng cho đất, chống xói mòn, rửa trôi đất.
  • Là loại phân bón giúp cải tạo đất bạc màu, đất cằn cỗi.

Nhược điểm của loại phân này: 

  • Là loại phân có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhất, phải bón một lượng rất lớn hơn các loại phân khác thì mới có đủ dinh dưỡng cho cây ( trừ phân bánh dầu, phân đậu nành, phân dơi)
  • Phân thường chứa nhiều sinh vật, vi sinh vật có lợi và có hại cho cây trồng ( cỏ dại trong phân bò, phân dê, vi khuẩn,vi rút có trong phế phẩm nông nghiệp…) nếu không được ủ và xử lý kỹ.
  • Phải có thời gian ủ lâu dài ( 3-6 tháng) mới có thể sử dụng.
  • Chủ yếu dùng bón lót mới cho hiệu quả.

2. Phân hữu cơ được chế biến bằng kỹ thuật công nghiệp:

phân-hữu-cơ-sản-xuất-theo-hướng-công-nghiệp-có-ưu-và-nhược-điểm-gì

Các nguyên liệu hữu cơ sau khi được xử lý và chế biến bằng kỹ thuật nông nghiệp trước khi đưa ra bón sẽ giúp phân có nhiều dinh dưỡng và dễ sử dụng hơn nhiều. Các loại phân này bao gồm:

  • Phân hữu cơ vi sinh: Sử dụng các vi sinh vật có ích như nấm trichoderma, trực khuẩn bacillus subtilis,… để ủ các vật liệu hữu cơ tạo thành dong phân bón đã hoai mục, chứ nhiều dinh dưỡng và vi sinh có ích.

Ví du: Phân hữu cơ vi sinh Đầu Trâu, Phân hữu cơ vi sinh Saitama

  • Phân hữu cơ viên nén đậm đặc: Được phối trộn nhiều loại nguyên liệu giàu dinh dưỡng và sử dụng công nghệ nén viên. Đặc điểm của dòng phân này là phân dạng viên nén, có mùi rất hôi nhưng giàu dinh dưỡng.

Ví dụ: Phân hữu cơ đậm đặc Bounce Back, Phân nở Hà Lan, Phân bỉ Agrimartin,  Dynamic Úc...

Ưu điểm của phân được chế biến bằng kỹ thuật nông nghiệp

  • Đối với phân hữu cơ vi sinh:

– Tăng trưởng và phát triển hệ vi sinh vật cho đất

– Giúp phân giải những chất khó hấp thụ cho cây

– Tổng hợp các chất dinh dưỡng, chủ yếu là chất đạm

– Khống chế được các mầm bệnh trong đất.

  • Đối với phân hữu cơ viên nén:

– Loại phân này có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, thành phần đa dạng. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản.

– Dùng được trong cả quá trình phát triển của cây (tất cả các giai đoạn) bao gồm: bón lót, bón thúc và bón ra hoa, ra quả.

– Giúp cải tạo đất từ đặc tính hóa học, sinh học cho đến vật lý. Đồng thời cũng hạn chế việc rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất.

– Thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật trong đất, giúp cây hạn chế mầm bệnh và tăng sức đề kháng.

Nhược điểm của loại phân này

Thực tế, nhược điểm lớn nhất của loại này là ở vấn đề giá thành. So với các loại phân hữu cơ khác trên thị trường thì nó có giá thành cao hơn.

3. Phân hữu cơ đậm đặc dạng nước

Phân-hữu-cơ-dang-nuoc-có-ưu-điểm-và-nhược-điểm

Các nguồn nguyên liệu tự nhiên như: Cá, đậu nành, chuối, đậu phộng,… được xử lý và tiến hành ủ hoặc chưng chất thành một loại phân bón dạng lỏng. Các dung dịch này thường giữ được lượng dinh dưỡng tuyệt đối của nguyên liệu, và đang ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Ví dụ: Phân đạm cá , Phân bánh dầu thủy phân, dịch chuối, dịch đậu nành, dịch trùn quế

Ưu điểm của loại phân này:

  • Hàm lượng dinh dưỡng cao tuyệt đối, thường được ủ từ các nguồn nguyên liệu đậm đặc.
  • Dinh dưỡng có trong dung dịch đều ở dạng dễ tiêu, có thể xịt lá hoặc tưới gốc. Giúp cây dễ hàng hấp thu và không cần qua quá trình phân giải .
  • Sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng làm tăng chất lượng nông sản
  • Là loại phân bón giúp hồi phục cây suy yếu hiệu quả.

Nhược điểm của phân nước

Nhược điểm lớn nhất đó chính là mùi hôi. Hầu hết các loại dịch ủ thường có hàm lượng hữu cơ cao nên chúng có mùi rất hôi. Tuy nhiên mùi hôi chỉ vương lại trong một thời gian ngắn

Những đặc điểm ưu việt của phân hữu cơ so với phân vô cơ

Phân hữu cơ có đặc điểm rất khác so với phân vô cơ ( hóa học). Từ khi nghiên cứu và tổng hợp được phân vô cơ đã tạo nên một bước tiến về năng suất cây trồng. Tuy nhiên sau quá trình sử dụng lâu dài đã làm đất đai trở nên cằn cỗi, bạc màu. Phân vô cơ cũng ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe của con người và bây giờ cùng Vuonbabylon.vn tìm hiểu sâu hơn nhé.

Còn phân hữu cơ có đặc điểm khác hoàn toàn với phân vô cơ đó. Những đặc điểm rất đặc trưng này nói lên tính chất và công dụng đối với cây trồng:

sự-khác-nhau-giữa-dòng-phân-bón-hữu-cơ-và-dòng-phân-vô-cơ

1. Phân có nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. 

Phân hữu cơ có đặc điểm đặc trừng đầu tiên đó là hoàn toàn từ Thiên Nhiên. Phân động vật, cành lá cây, rơm rạ, cỏ dại, rau củ quả, thịt cá… Tất cả các loại này đều dùng được để sản xuất loại phân này. Hay chúng chính là phân bón cho cây.

2. Phân ở dạng hợp chất hữu cơ, cây không trực tiếp hấp thu được.

Sau khi bón sẽ diễn ra quá trình phân giải các chất thành dinh dưỡng ở dạng khoáng chất cây mới hấp thu được ( thường từ 7-30 ngày tùy loại). Chính vì vậy phân có tác dụng chậm hơn so với phân vô cơ ( hóa học).

3. Hàm lượng dinh dưỡng có trong mỗi loại phân là khác nhau

Do dinh dưỡng trong nguyên liệu đầu vào khác nhau và khó định lượng cụ thể ( trừ các loại phân hữu cơ được chế biến theo kỹ thuật). Ví dụ: Phân bò dinh dưỡng khác phân gà, phân bánh dầu khác phân trùn quế…

4. Dinh dưỡng đa dạng

Dòng phân này dinh dưỡng thấp hơn so với phân vô cơ tổng hợp ( hóa học). Nhưng dinh dưỡng đa dạng (khoáng đa, vi lượng, vitamin, acid amine…). Còn trong phân vô cơ chỉ chứa một số khoáng chất cơ bản.  Ví dụ như phân NPK thì chỉ chứa khoáng đa lượng (N-P-K) còn các chất khác không có.

5. Lượng phân trên mỗi lần bón cao

Phân hữu cơ có đặc điểm là lượng phân dùng để bón thường nhiều hơn rất nhiều phân vô cơ ( hóa học). Chính vì vậy nó tốn nhiều công sức lao động mỗi khi bón phân. Cùng một diện tích đất thì lượng bón phân vô cơ là 10kg thì phải dùng tới hơn 100kg hay 1 tấn phân này.

6. Nên dùng để bón lót trước khi trồng để cho hiệu quả cao nhất

Phân hữu cơ có đặc điểm là phân hủy lâu nên cần thời gian nên bón lót là có hiệu quả nhất. Bón lót gióp vùi phân xuống sau dưới đất, sẽ giúp cải tạo đất trồng và cung cấp dinh dưỡng lâu dài, không bị rửa trôi.

7. Phân hữu cơ có đặc điểm lớn nữa là cải tạo đất trồng.

Các hợp chất này sau khi bón vào đất sẽ là nguồn thức ăn cho hệ vsv đất phát triển. Chúng phân giải các loại này thành một loại mùn. Chính loại ” Mùn “này sẽ giúp cải thiện các tính chất của đất. Tăng độ liên kết giữa các phân tử đất,  tăng độ xốp cho đất, cần bằng độ pH. Những tính chất này đều phù hợp với sự phát triển của rễ cây.

8. Phân cung cấp dinh dưỡng lâu dài.

Các chất dinh dưỡng tồn tại trong hợp chất hữu cơ và được phân giải từ từ. Các chất giải phóng từ từ, phù hợp với giai đoạn cây sử dụng. Các chất này cũng tồn tại lâu trong đất, không bị rửa trôi giống như phân hóa học.

Cách bón phân hữu cơ hiệu quả, hợp lý

cách-sử-dụng-cho-cây-trồng

Dòng phân bón này có rất nhiều loại và để phát huy hết hiệu quả của nó chúng ta cần nắm rõ cách bón loại phân này. Cách bón phân hữu cơ mang lại hiệu quả về kinh tế, về môi trường và về năng suất cây trồng đó là phải nắm vững các quy tắc về phân bón.

Phải biết chọn loại phân phù hợp, chọn thời điểm bón sao cho cây dễ hấp thu và cần thiết cho từng giai đoạn của cây. Mỗi loại cây cần một lượng phân bón khác nhau và cách bón khác nhau. Nắm vững những kiến thức này sẽ giúp người trồng cây dễ dàng chọn và bón phân phù hợp, giúp cây xanh tốt, tiết kiệm tiền và công sức.

1. Bón lót

Cách bón phân hữu cơ – Bón lót là trước khi trồng cây bón vùi một lượng phân vào trong đất rồi mới trồng cây lên. Bón lót có tác dụng bổ sung phân hữu cơ vào sâu trong đất, giúp phân phân giải tốt hơn và cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho cây.

Khi trồng cây trong chậu càng phải bón lót. Bón lót số lượng phân nhiều hơn so với trồng ngoài vườn.

Bón lót chủ yếu dùng phân hữu cơ truyền thống, phân vi sinh và phân hữu cơ đậm đặc viên nén. Kết hợp 3 loại phân này cùng bón lót sẽ cho hiệu quả cao hơn chỉ dùng 1 loại. Nhất là đối với cây trồng chậu.

2. Bón Thúc

Cách bón phân hữu cơ – Bón thúc là bón bổ sung phân cho cây trong giai đoạn cây đang lớn hoặc đang cho hoa tạo quả. Bón thúc giúp bổ sung dinh dưỡng nhanh và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn của cây. Ví dụ: bón thúc giai đoạn cây ra hoa, giai đoạn cây nuôi dưỡng quả…

Đối với các loại cây cho quả, cho hoa thì hầu như đều phải bón thúc. Nhất là giai đoạn cây ra hoa ra trái. Các loại cây trồng lâu năm sẽ cho hoa, quả mỗi năm nên năm nào cũng phải bón bổ sung thêm phân giai đoạn đang cho hoa, quả và nhất là giai đoạn sau thu hoạch để phục hồi loại cây.

Bón thúc chủ yếu dùng phân hữu cơ đậm đặc dạng viên và dạng nước đậm đặc. Vì 2 dòng này giàu dinh dưỡng và phân giải nhanh, cây dễ hấp thu.

3. Cách chọn loại phân phù hợp để bón

Như đã nói ở phần trên của bài viết, phân hữu cơ được chia thành 3 loại chính. Chúng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Cách chọn loại phân phù hợp để bón là cần tìm hiểu kỹ về từng dòng phân và thành phần chính trong loại phân đó. Cách bón phân hữu cơ hợp lý là chọn được loại phân phù hợp cho từng loại cây.

–  Phân truyền thống: nên dùng chủ yếu để bón lót. Vì loại phân này thường ít dinh dưỡng nhưng hàm lượng mùn hữu cơ cao. Hơn nữa giá rẻ nên bón lót để cải thiện tình trạng đất trồng. Nên kết hợp nhiều loại để bón cùng 1 lúc sẽ tốt hơn.

–  Phân vi sinh: Có thể dung bón lót và bón thúc, nhưng chủ yếu dùng bón lót tốt hơn. Phân vi sinh cung cấp chất hữu cơ và vsv có ích cho đất.

–  Phân hữu cơ đậm đặc dạng viên nén: Có thể dung bón lót và bón thúc cho cây. Loại này giàu dinh dưỡng hơn 2 loại trên.

–  Phân đậm đặc dạng nước: Dùng bón thúc giai đoạn cây đang phát triển, bổ sung dinh dưỡng nhanh cho cây.

Cách bón phân hữu cơ cho cây giống như chúng ta ăn thức ăn vậy. Vì thế Vuonbabylon.vn xin đưa ra một vài tư vấn cho bạn có thể tham khảo thêm:

  • Bón lót kết hợp phân truyền thống và phân dạng viên hoặc phân vi sinh.
  • Bón thúc nên sử dụng phân đậm đặc dạng viên hoặc phân hữu cơ vi sinh
  • Đối với phân dạng nước nên bổ sung thường xuyên và định kỳ theo tháng.

4. Thời gian và thời điểm bón phân hợp lý

Thời gian và thời điểm bón phân hợp lý nhất là dựa vào thời điểm trồng và chu kỳ sinh trưởng của cây.

–  Thời điểm đầu tiên đó là trước khi trồng ( bón lót ). Thời điểm này rất quan trọng, không nên bỏ qua. Đối với cây ngắn ngày như rau ăn lá thì có thể chí cần bón lót là được không cần bón thúc thêm nếu bón lót đủ phân cho cây sinh trưởng .

–  Thời điểm bón thúc nên bón sau khi trồng được 1-1,5 tháng. Sau đó tùy vào tính trạng cây để bón thêm. Đối với các loại cây thu hoạch nhiều lần, sau mối lần thu hoạch phải bón thêm phân hữu cơ lượng lớn vào để bù lại dinh dưỡng cho cây. Nên xem kỹ cách sử dụng từng loại cây để biết thời điểm bón phù hợp.

5. Địa Chỉ Bán Phân Bón Hữu Cơ Uy Tín:

Nếu bạn ở TP.HCM có thể ghé ngay tới địa chỉ: 447 Nguyễn Văn Khối, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP.HCM. Đây là cửa hàng chuyên kinh doanh vật tư nông nghiệp đô thị. Ngoài ra bạn có thể đặt hàng thông qua Web: Vuonbabylon.vn hoặc Zalo để đặt hàng và giao hàng nhanh nhất. Dưới đây là một số dòng phân bón hữu cơ thông dụng bạn có thể tham khảo và đặt hàng:

cửa-hàng-bán-phân

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *