Bạn có đam mê nuôi gà và trồng cây? Bạn muốn dùng nguồn phân gà có sẵn để bón cho vườn cây của mình? Nhưng khi bón phân gà trực tiếp thì cây của bạn vàng vọt, kém phát triển có khi héo rồi chết dần. Bạn đang loay hoay khi không biết nguyên nhân do đâu? Và cả cách xử lý phân gà làm sao để không gây hại cho cây trồng? Hôm nay bạn sẻ hiểu sâu hơn về 3 cách ủ phân gà phổ biến nhất hiện nay đúng tiêu chuẩn theo các bước một cách dễ dàng cho mọi người cùng áp dụng.
Công dụng của phân gà đối với cây trồng
Trước khi học cách ủ phân gà thì bạn cần biết, phân gà có tác dụng gì với cây trồng? Để từ đó chúng ta hiểu được tại sao khi bón phân gà cây trồng lại tốt đến vậy?
- Phân gà là loại phân có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại phân hữu cơ. Cao hơn cả phân dê, phân trùn quế.
- Theo một số nghiên cứu, trong phân gà có chứa nhiều Kali và Canxi, bổ sung ở giai đoạn cho trái sẽ giúp trái ngọt, thơm ngon hơn.
- Phân gà sẽ cung cấp một lượng mùn hữu cơ lớn giúp đất tơi xốp, thoáng khí và tăng khả năng hấp thụ của cây.
- Là nguồn thức ăn cung cấp cho các vi sinh vật trong đất phát triển.
- Nâng cao khả năng giữ ẩm của đất
- Tận dụng nguồn nguyện liệu có sẵn, ít tốn kém.
- Khi phân hủy trong đất, phân gà giải phóng ra một lượng dinh dưỡng nhất định. Cây trồng sẽ sử dụng được nguồn dinh dưỡng này trong suốt quá trình sinh trưởng.
Tại sao nên sử dụng phân gà đã qua xử lý?
Nếu không biết cách ủ phân gà đúng kỹ thuật thì bạn không nên dùng trực tiếp phân gà tươi thu được để bón cho cây trồng. Khi bón trực tiếp như vậy thì bạn đã vô tình gây hại cho cây trồng và cả gia đình bạn. Do:
- Trong phân gà có chứa nhiều vi khuẩn có hại (Hepatite A-Viêm gan, Taenia Saginata-Sán,…). Khi chưa được xử lý hết mầm bệnh có thể sẽ lây lan cho con người.
- Các mầm bệnh trong phân gà cũng sẽ gây hại cho cây trồng như: thối rễ, tuyến trùng.
- Trong phân gà nhiều nhiều chất hữu cơ và vô cơ, khi chưa ủ hoai cây trồng rất khó hấp thụ, có thể gây nóng và ngộ độc cây.
- Phân gà có ẩm độ cao gây ra mùi hôi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường.
Top 3 cách ủ phân gà đúng kỹ thuật hiệu quả cao
Cách ủ phân gà là quá trình xử lý phân gà tươi thành phân bón dùng để bón cho cây trồng. Bằng nhiều cách ủ khác nhau để tạo ra thành phẩm. Phân gà có nhiều công dụng tuyệt vời đến cây trồng. Cho nên phân gà luôn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu của những người nông dân. Vừa có thể tận dụng nguồn phế thải trong chăn nuôi gà. Vừa có phân bón để bón cho cây trồng. Sau đây vuonbabylon.vn sẽ hướng dẫn bạn 3 cách ủ phân gà dễ làm nhất. Chỉ cần bạn làm theo hướng dẫn bạn sẽ thành công.
Cách 1: Ủ nóng
Dưới đây là các bước ủ phân gà bằng phương pháp ủ nóng.
Bước 1: Phân gà tươi được lấy ra khỏi chuồng, vận chuyển đến bề mặt khô ráo, không thấm nước (bạc nilon, nền xi măng, bê tông). Xếp phân gà thành từng lớp đều nhau, không nên nén chặt các lớp phân gà. Tùy vào số lượng phân gà mà độ cao đống ủ nên đạt tối đa là 1,5m.
Bước 2: Sau khi phân gà tươi đã được xếp thành từng lớp, tiến hành kiểm tra độ ẩm, tưới thêm nước để độ ẩm đống ủ đạt 50-60%. Thêm khoảng 1% vôi bột (tính ở số lượng phân đem ủ). Nếu trong phân gà có chứa trấu sống hay chất độn khác thì bổ sung thêm 1-2% super lân (phân lân có photpho cao). Để giúp lượng đạm trong phân gà được giữ lại nhiều nhất có thể.
Ở giữa đóng phân nên để một ống thông gió và có lỗ, để tưới nước duy trì độ ẩm cho đống ủ. Sau đó đậy phủ kín đóng ủ bằng một lớp bao nilon hoặc một lớp bùn. Tưới nước hằng ngày và thường đảo trộn đống ủ để duy trì nhiệt độ đống ủ (50-60%).
Bước 3: Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, việc của bạn là chờ đợi quá trình ủ diễn ra.
Trong môi trường có không khí, sau 4-6 ngày nhiệt độ của đống ủ sẽ tăng lên khoảng 60 độ. Sự kết hợp của phân gà, phân lân, vôi là môi trường tốt để các vi sinh vật có trong đống ủ sinh sôi và hoạt động mạnh mẽ. Lượng nhiệt độ có trong đống ủ là điều kiện để quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn. Tiêu diệt được các mầm bệnh, hạt cỏ dại có trong đống ủ.
Sau 40-60 ngày quá trình ủ sẽ kết thúc. Phân bón sau khi ủ xong bạn có thể bón cho cây trồng được rồi.
Nếu bạn muốn quá trình ủ diễn ra nhanh hơn thì ở bước 2 bạn có thể bổ sung thêm các nguồn men vi sinh như: Emic, Emzeo, Emuniv,…
Cách 2: Ủ lạnh(nguội)
Các bước chi tiết ủ phân gà bằng phương pháp ủ lạnh hay còn gọi là phương pháp ủ nguội.
Bước 1: Tương tự như cách ủ nóng. Phân gà được đem ra khỏi chuồng đưa đến nơi khô ráo, không thấm nước. Xếp phân gà thành từng lớp đều nhau và nén chặt. Độ cao đống ủ vẫn ở mức tối đa là 1,5m.
Bước 2: Nếu trong phân gà có thêm chất độn khác (trấu sống, xơ dừa, rơm) thì ở mỗi lớp phân gà rắc thêm 1 % vôi bột và 2% phân lân. Sau đó phủ lên trên đống ủ một lớp đất bột hoặc đất bùn rồi nén chặt.
Do đóng ủ bị nén chặt, bên trong đóng ủ không có không khí từ đó sinh ra nhiều khí CO2. Các vi sinh vật hoạt động chậm nên nhiệt độ đống ủ chỉ ở khoảng 30 độ C. Cũng nhờ vậy mà lượng đạm trong phân gà không bị mất đi nhiều.
Bước 3: Phương pháp ủ lạnh bạn không cần phải tưới nước và đảo trộn hằng ngày để đuy trì độ ẩm. Khi hoàn tất các công đoạn ở bước 2 việc còn lại của bạn chỉ là chờ đợi. Sau 6 tháng đến 1 năm quá trình ủ lạnh sẽ kết khúc và phần phân bón đó đã sử dụng được.
Nếu bạn muốn quá trình ủ diễn ra nhanh hơn nữa thì ở bước 2 bạn có thể bổ sung thêm các nguồn men vi sinh như: Emic, Emzeo, Emuniv,…
Cách 3: Kết hợp ủ nóng và ủ lạnh(nguội)
Các bước để ủ phân gà bằng 2 phương pháp lanh và nóng kết hợp
Bước 1: Cũng tương tự như ủ nóng và ủ lạnh. Phân gà được vận chuyển đến vị trí ủ thích hợp. Xếp 1 lớp phân gà nhưng không nén chặt (vẫn bổ sung ở mỗi lớp phân gà là 1% vôi bột và 2% phân lân). Tưới nước duy trì độ ẩm cho phân gà như cách ủ nóng khoảng 4-6 ngày. Trong thời gian này các vi sinh vật có trong phân gà sẽ hoạt động, làm cho nhiệt độ đống ủ tăng lên 50-60 độ C.
Bước 2: Sau khi nhiệt độ đạt 50-60 độ thì nén chặt lớp phân gà đó rồi phủ lên một lớp phân gà khác. Làm lại các công đoạn như ở bước 1 rồi nén chặt. Bạn cứ lặp đi lặp lại bước 1 và bước 2 cho đến hết số lượng phân gà định ủ.
Bước 3: Trùm bao nilon hoặc đắp bùn và chờ quá trình ủ diễn ra. Thời gian ủ của cách này sẽ ngắn hơn ủ nguội và dài hơn ủ nóng.
Nếu bạn muốn quá trình ủ diễn ra nhanh hơn nữa thì ở bước 2 bạn có thể bổ sung thêm các nguồn men vi sinh như: Emic, Emzeo, Emuniv,…
So sánh 3 cách ủ phân gà
Cả 3 cách ủ phân gà trên cách nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào số lượng phân gà, nhu cầu và mục đích sử dụng mà lựa chọn cách ủ phù hợp.
Cách ủ nóng
Ưu điểm:
- Trong quá trình ủ nóng, phân gà được đảo trộn và bổ sung độ ẩm thường xuyên nên chất lượng phân ủ đồng đều.
- Thời gian ủ nhanh, chỉ sau 40-60 ngày đã có thể sử dụng được. Nếu bổ sung men vi sinh thì có thể nhanh hơn nữa.
- Tiêu diệt được nhiều mầm bệnh, hạt cỏ dại có trong phân gà.
Nhược điểm:
- Quá trình ủ làm mất nhiều đạm do đó mới cần bổ sung thêm phân lân để giữ đạm
Ca(H2PO4)2 + 4NH3 + H2O -> 2(NH4)2HPO4 + Ca(OH)2
- Tốn nhiều công chăm sóc đống ủ (đảo trộn và tưới nước thường xuyên).
Cách ủ lạnh(nguội)
Ưu điểm:
- Không cần mất nhiều thời gian cho đống ủ (đảo trộn, tưới nước giữ ẩm).
- Khi phân gà được nén chặt không khí trong đống ủ không có dẫn đến CO2 tăng. Làm cho các vi sinh vật hoạt động chậm, nhiệt độ trong đống ủ thấp. Do đó hàm lượng đạm không mất đi nhiều, chất lượng phân tốt hơn ủ nóng.
Nhược điểm:
- Thời gian ủ lâu, kéo dài từ 6-12 tháng
- Mầm bệnh và hạt cỏ dại không được tiêu diệt hết.
Kết hợp ủ nóng và ủ lạnh(nguội)
Ưu điểm:
- Chất lượng phân tốt hơn ủ nóng. Do kết hợp cả ủ nóng và ủ lạnh nên hàm lượng đạm mất đi không đáng kể.
- Thời gian được rút ngắn hơn so với ủ nguội.
- Tiêu diệt được mầm bệnh và hạt cỏ dại có trong phân gà
Nhược điểm:
- Tốn nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị đống ủ lúc ban đầu.
- Thời gian ủ kéo dài hơn ủ nóng. Do vi sinh vật hoạt động chậm.
Phần thưởng bạn nhận được khi học cách ủ phân gà
- Tiết kiệm được chi phí khi mua phân bón.
- Xử lý được nguồn phế phẩm trong chăn nuôi gà tại nhà.
- Tiết kiệm nước tưới do phân gà giúp cải thiện khả năng giữ ẩm của đất.
- Giảm đượng lượng khí mê tan từ phân gà tươi thải ra.
- Giúp bạn thêm yêu nông nghiệp và có niềm tin với nền nông nghiệp hữu cơ.
Mua phân gà ở thành phố Hồ Chí Minh
Vuonbabylon.vn đã hướng dẫn cho bạn các cách ủ phân gà đúng kỹ thuật cho hiệu quả nhanh nhất. Bạn đang có sẳn nguồn phụ phẩm từ phân gà? Vậy thì hãy bắt tay vào làm thôi nào. Còn đối với những bạn không nuôi gà mà muốn sử dụng phân gà để bón cho cây trồng. Thì bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần nhất. Ở thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể đến địa chỉ: 447 Nguyễn Văn Khối, Phường 8, Gò Vấp để mua phân gà. Hoặc liên hệ qua website: vuonbabylon.vn để đặt hàng. Tại đây có đầy đủ các loại phân gà dạng viên và dạng bột cho bạn lựa chọn.
Hãy đến với vuonbabylon.vn bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.