Nấm xanh còn có tên gọi khác là Mertarhizium. Với đặc tính kí sinh trên côn trùng, làm chúng bị bệnh và cũng là trợ thủ đắc lực trong việc diệt trừ những côn trùng có hại. Những đặc tính trên không gây hại với môi trường mà còn an toàn cho cả người sử dụng.
Là nổi khiếp sợ của các loài như sâu cánh vẩy, rầy rệp, bọ xít, sùng đất,… Nấm xanh có thể gây bệnh và tiêu diệt khoảng 50 họ gồm khoảng 200 côn trùng. Được mệnh danh là trợ thủ đắc lực của nhà nông. Nhằm giải quyết các vấn đề về dịch bệnh do các loài côn trùng có hại gây ra. Vậy chế phẩm này là gì ? Có tác dụng như thế nào ? Hiệu quả ra sao ? Hãy cùng Vườn Babylon tìm hiểu thêm về sản phẩm này nhé.
1 Chế phẩm nấm xanh là gì?
Chắc hẳn rằng ai trong số các nhà nông đều đã ít nhất một lần sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt, bảo vệ mùa vụ. Nhưng đại đa số thuốc trừ sâu đều mang đến cho người dùng một cái nhìn không thiện cảm. Với nổi lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Người nông dân phải vất vả canh thời gian, bỏ công sức để tưới thuốc trừ sâu nhưng lại tốn kém và thời gian lãng phí.
Chế phẩm Nấm xanh đã giải quyết được vấn đề cho nhà nông và những ai yêu thích trồng cây. Metarhizium chứa bảo tử Nấm xanh có tên khoa học là Metarhizium anisopliase. Có khả năng tiêu diệt hầu hết các loại côn trùng gây bệnh như rầy nâu (truyền virus gây vàng lụi), các loại bọ, rệp,…
Nấm xanh sinh học sản sinh ra độc tố Destrucsin A và Destrucin B. 2 loại chất này thân thiện với môi trường và con người nhưng lại là ác mộng dành cho côn trùng.
1.1 Chế phẩm Metarhizium có phải chất hóa học giống với thuốc trừ sâu?Có rất nhiều sự hoài nghi về tác dụng của Nấm xanh chính là tiêu diệt sâu bọ. Cũng chính vì lẽ ấy, nên một số người vẫn hoài nghi liệu rằng chế phẩm này có phải chất hóa học ? Liệu sử dụng nhiều có ảnh hưởng đến mùa vụ ?
Câu trả lời là không. Chế phẩm trên được chế tạo hoàn toàn từ những nguyên vật liệu tự nhiên thân thiện với môi trường. Với cơ chế chỉ ký sinh trên các loài côn trùng gây hại. Sau đó tiêu diệt chúng từ bên trong ra ngoài.
Điều này không ảnh đến chất lượng của cây trồng hay đất trồng. Nấm xanh sẽ giúp chúng tự lây lan. Sau khi chết đi, xác của động vật sẽ phân hủy và cung cấp cho đất thêm phì nhiêu.
1.2 Nguồn gốc của Nấm xanh
Là chế phẩm trừ sâu sinh học được Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu và chế tạo. Sau này chuyển giao công nghệ cho nông dân sản xuất và sử dụng.
Đây là công trình được Bộ Nông nghiệp công nhận là sáng kiến khoa học. Đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp phát triển Nông nghiệp bền vững sau này.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật của các kỹ sư, những người nông dân đã có thể tiến hành chế tạo và nuôi cấy tại nhà. Với chi phí để nuôi cấy thấp và quy trình để làm nên khá đơn giản. Nấm xanh đã hầu như giải quyết những nạn dịch bệnh cây trồng do các loài côn trùng gây hại tạo ra. Đánh dấu bước ngoặc mới cho nền Nông nghiệp hiện đại.
2 Cách sử dụng chế phẩm Nấm xanh diệt trừ sâu hại
Khi meo nấm phát triển xanh đều từ 7 – 14 ngày Nấm xanh đã có thể đem sử dụng. Với công thức hòa tan 500g Nấm xanh cho 100 lít nước sạch, phun 1 công ( 5kg/ha). Với mỗi bình nước hòa vào 5 – 10cc chất bám dính. Không nên hòa chế phẩm với các loại thuốc trừ sâu bệnh khác. Tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ bệnh có hoạt chất carbendazim. Dùng nước sạch đã bay hết Clo vì Clo sẽ tiêu diệt nấm làm giảm tác dụng của sản phẩm.
Có 2 giai đoạn nên chú ý để sử dụng chế phẩm
- Đợt 1, phun chế phẩm để diệt trừ rầy vào giai đoạn cây đẻ nhánh rộ.
- Đợt 2, giai đoạn trổ quả.
2.1 Cách sử dụng Nấm xanh cho hiệu quả cao
Cho 1kg chế phẩm Nấm xanh vào khoảng 5 lít nước sạch, bóp và lọc kỹ cho ra hết bào tử nấm. Lọc hỗn hợp này qua một lớp vải lọc, thu được cốt dung dịch vi sinh rồi hòa tan với khoảng 200 lít nước sạch phun cho 1 công đất (1000m2).
Vào ban đầu tưới với mức độ 7 ngày/lần. Về sau từ 20 – 30 ngày/lần để duy trì hiệu quả diệt côn trùng. Nếu vào mùa dịch của loại côn trùng đó, hãy tăng liều lên 10 ngày/1 lần và tăng liều gấp đôi.
2.2 Cách sử dụng Nấm xanh để phòng trừ dịch hại
Ngoài công dụng tiêu diệt các loại côn trùng gây hại, có thể dùng để phòng trừ dịch hại. Với liều lượng tưới trung bình 7 – 10 ngày/lần sẽ tối ưu hiệu quả phòng bệnh và tính sinh sôi của các loài côn trùng gây bệnh.
2.3 Cơ chế diệt trừ côn trùng của Nấm xanh
Cơ chế chung gây nhiễm trùng Metarhizium đối với côn trùng gồm các giai đoạn sau:
- Các bào tử Conidial bám dính vào lớp biểu bì của côn trùng và bắt đầu nảy mầm. Sau đó các bào tử phát triển trên bề mặt biểu bì và lấy đi chất dinh dưỡng từ côn trùng.
- Metarhizium hình thành nên chất Appressorium (tạo ra đầu mút của ống nấm phình to, tạo ra áp suất lớn nhằm tạo điều kiện cho vòi xâm nhiễm vào biểu bì của vật chủ) đánh dấu bước đầu cuộc xâm lược vào cơ thể côn trùng. Đây còn được gọi là chốt xâm nhập.
- Sau khi đã lập được chốt xâm nhập trong cơ thể vật chủ. Sợi nấm sẽ đâm qua tủy sống, xuyên qua các khớp đến mức lấp đầy toàn bộ cơ thể côn trùng. Giai đoạn thâm nhập này liên quan đến việc tiết ra các protein như Subilisin, trypsin, chymotrypsin và carbonxipeptidase, tiêu hóa các tế bào dưới da, hấp thụ hoàn toàn chất dinh dưỡng từ côn trùng.
- Trong quá trình sinh bào tử. Sợi nấm thoát ra khỏi lớp biểu bì của côn trùng ra môi trường bên ngoài. Metarhizium tạo thành mạng lưới dày đặc, tạo ra các thành bào tử màu xanh trên xác chết của côn trùng nhiễm bệnh.
Quá trình lây nhiễm bệnh và lây lan trong vòng 5 – 7 ngày kể từ ngày tưới.
2.4 Sẽ ra sao nếu bào tử Nấm xanh rơi vào côn trùng?
Khi các bào tử nấm rơi vào côn trùng, cùng với hơi ẩm của đất và nước. Bào tử nấm sẽ nẩy mầm tạo ra các sợi đâm xuyên qua các khớp nối giữa các đốt sống của côn trùng. Sau đó sinh trưởng nhanh chóng, chiếm lấy cơ thể côn trùng và dành quyền kiểm soát.
Khi côn trùng đã hết sức chống trả và chết. Các sợi nấm lại xuyên ra khỏi cơ thể côn trùng tạo thành lớp phấn trắng. Lớp phấn này dần dần bảo tử được hình thành có xanh nên gọi là “Nấm xanh – nấm trắng”.
Bào tử này sẽ phát tán theo gió hoặc nước để lại tiếp tục lây lan sang các cá thể côn trùng khác. Mặc dù là cái chết của côn trùng nhưng lại cực kì thân thiện với môi trường. Chế phẩm dễ phân hủy tạo ra chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng.
Chế phẩm Nấm xanh Metarhizium anisopliase là biện pháp tiêu diệt, phòng trừ sâu bệnh sinh học. Đây là giải pháp thay thế cho thuốc hóa học trừ sâu. Cũng là biện pháp giảm thiểu tối đa lượng thuốc hóa học dùng trong nông nghiệp.
2.5 Chế phẩm sinh học Nấm xanh trừ được sâu bệnh nào?
Sâu bệnh luôn là nổi ám ảnh lớn nhất đối với những người yêu thích trồng cây và nhà nông. Rất nhiều vụ mùa bị phá toang chỉ vì một hoặc rất nhiều loài sâu bệnh sinh sôi nảy nở. Để khắc phục tình trạng mùa màng thất bát do tàn phá. Chế phẩm sinh học Nấm xanh Metarhizim anisopliae, đã một phần nào đó góp phần vào công cuộc bội thu của nhà nông.
Như đã đề cập phía trên. Nấm xanh có thể kí sinh và gây hại cho hơn 50 họ sâu bọ trong đó khoảng 200 loài côn trùng. Các loài như rầy nâu, rầy lưng trắng, rệp, bọ cánh cứng, sùng đất, cuốn chiếu, các họ nhện như nhện đỏ, sâu xanh. Do trong chế phẩm Nấm xanh có khả năng sinh ra 2 loại chất mang thêm Destrucin A và B rất độc đối với côn trùng.
Ngoài các loài đã được đề cập đến. Có thể kể đến những cái tên vàng trong làng phá mùa vụ như sâu tơ, sâu đen, sâu xám, các họ nhà rầy,… Các loại sâu và côn trùng này sẽ bị nấm xanh kí sinh và tiêu diệt. (Đặt mua Nấm xanh tại vuonbabylon.vn).
2.6 Có thể sử dụng Nấm xanh cho cây ra quả, cây có múi?
Ở thời kỳ phát triển lá non, đọt non ở cây ăn trái có múi chính là thời kỳ thu hút rất nhiều côn trùng và sâu gây hại. Các loài gây hại vào thời điểm này rất đa dạng như sâu tơ, sâu xanh, sâu đen,… Các loại sâu và côn trùng này rất dễ dàng bị Nấm xanh ký sinh hạ gục.
Bằng cách phun Nấm xanh lên cây (kể cả lá). Nhưng tuyệt đối không được pha thêm thuốc trừ sâu hoặc sử dụng thuốc trừ sâu sau khi tưới nấm xanh. Điều này sẽ trở thành cơn ác mộng không hồi kết của họ hàng côn trùng gây hại.
Hãy yên tâm sử dụng chế phẩm này để bảo vệ tâm huyết đã được bỏ ra.
2.7 Có thể dùng chế phẩm này để bón phân?
Ngoài ra phương thức bón cũng là cách để tối ưu hiệu quả của Nấm xanh. Người nông dân có thể rải gốc, trộn đều đất với bột hoặc phân hữu cơ để bón dần. Rải đều lên mặt đất hoặc luống đất với Metarhizium, khuấy với nước và tưới.
Đối với các loại sâu hại sống trong đất. Việc trộn Nấm xanh với phân hữu cơ sạch rất hiệu quả để phát huy chức năng của loại nấm này.
Với liều lượng 3kg/tấn Tiến hành ủ thoáng khí ít nhất 3 ngày rồi mới đem bón. Đối với sùng đất và ấu trùng sâu bọ trong đất. Trộn 5 – 10g nấm xanh vào 1 thùng hoặc khay trồng, tưới ẩm và ủ khoảng 5 ngày. Điều này có thể làm phòng tuyến cho cây trồng.
Những lưu ý nhỏ khi phun:
- Phun vào buổi chiều mát mẻ, không phun khi thấy trời chuyển mưa sẽ giảm tác dụng.
- Bình phun phải được vệ sinh kỹ lưỡng.
- Không được sử dụng với những loại thuốc trừ sâu khác.
2.8 Vai trò của Nấm xanh
Do Nấm xanh là chế phẩm sinh học được chế tác tự nhiên. Nên việc mang lại nhiều vai trò cho đất trồng và con người là thiết yếu.
- Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người, cây trồng, vật nuôi và không gây ra ô nhiễm hệ sinh thái
- Ứng dụng Nấm xanh sinh học không làm hại kết cấu của đất. Không làm chai đất hay thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất
- Tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng,..) cả trong môi trường đất và môi trường ngoài.
- Đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần lớn tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Tác dụng lớn nhất trong việc tiêu diệt gọn gàng các loài côn trùng phá mùa màng. Lại còn không làm ảnh hưởng đến thực vật như các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học thấm sâu vào các lớp đất và dinh dưỡng của cây.
- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa chất hữu cơ bền vững và làm sạch môi trường.
Nhờ vào vai trò rất hữu dụng trong việc trồng trọt nên đã lấy được lòng tin của rất nhiều nhà nông chân chính. Hiện tại các quy mô sử dụng Nấm xanh ngày một tăng để cho ra chất lượng và sản lượng tốt nhất.
3. Cách chế tạo Nấm xanh Metarhizium
3.1 Chuẩn bị vật liệu chế tạo
- Gạo hoặc tấm loại rẻ tiền
- Bịch Nylon chịu nhiệt
- Tủ cấy đơn giản
- Dây thun
- Bông không thấm nước
- Nồi hấp khử trùng (có thể dùng nồi áp suất)
- Đèn cồn
- Nguồn nấm xanh cấp 1
3.2 Chuẩn bị môi trường
- Gạo ngâm trong nước từ 1 – 1.5 tiếng.
- Vớt ra để ráo và cho vào bịch Nylon chịu nhiệt ( 500gram/bịch).
- Cho cổ nút vào và buộc lại bằng dây thun.
- Đưa bông không thấm nước vào kín cổ nút và bịt cổ nút lại bằng giấy.
3.3 Hấp khử trùng
- Quy trình sản xuất nấm xanh đúng chuẩn rất khác so với các loại nấm thông thường. Công đoạn hấp khử trùng là bước không thể bỏ xót và cách thực hiện như sau.
- Cho gạo đã chuẩn bị ở trên vào nồi nước sôi.
- Ngâm gạo trong nước sôi khoảng 2 tiếng để khử trùng gạo.
- Vớt bọc gạo ra để nguội chuẩn bị cấy chuyển nấm cấp 1.
3.4 Cấy chuyền
- Công đoạn khó khăn nhất chính là cấy chuyền. Công đoạn này là yếu tố quyết định sự thành công của sản phẩm hoặc thất bại. Hãy cẩn thận khi đã tới bước này.
- Sử dụng nguồn nấm xanh Metarhizium anisopliae phát triển tốt không tạp chất để cấy chuyển.
- Tùy vào lượng bào tử có trong đĩa nấm mà phân chia đĩa nấm thành nhiều phần thích hợp.
- Dùng kẹp chia nấm thành từng miếng nhỏ.
- Cấy 1 phần vào 1 bịch môi trường gạo đã được chuẩn bị rồi lắc đều.
- Sau 3 ngày kiểm tra và lại lắc đều 1 lần nữa.
3.5 Thu hoạch và bảo quản
- Quy trình thu hoạch và bảo quản nấm xanh cần tuân thủ những yêu cầu nhất định. Đầu thời điểm thu hoạch, nhiệt độ và cuối cùng là nơi bảo quản nấm xanh.
- Khi nấm xanh phát triển tốt từ 10 – 15 ngày sau khi cấy chuyền có thể đem đi sử dụng.
- Bảo quản loại nấm này với nhiệt độ không quá cao. Sấy sản phẩm ở nhiệt độ thấp hơn 45 độ C. Nếu nhiệt quá cao sẽ bị hỏng.
- Lưu trữ ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp để bảo quản nấm xanh trong thời gian dài.
4 Nấm xanh có thực sự an toàn cho con người và môi trường?
Những nguyên liệu trên cũng đã cho thấy được sự an toàn và thân thiện với môi trường kể cả con người. Nấm xanh không gây hại cho các loại côn trùng có ích, an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường.
Chi phí sử dụng để phun thuốc trừ sâu bệnh cho 1 công ruộng rơi vào khoảng 70.000đ. Nhưng đối với chế phẩm Nấm xanh, người nông dân chỉ cần 15.000đ cho 1 công ruộng.
Bên cạnh việc giảm chi phí sản xuất. Việc dùng Nấm xanh không làm tồn dư chất độc hại trên sản phẩm. Không ảnh hưởng sức khỏe đến người tiêu dùng. Do các bào nấm tử sau khi “nuốt trọn” vật chủ sẽ phân hủy hoặc lây lan theo chiều gió. Mua chế phẩm nấm xanh tại vuonbabylon.vn
4.1 Những lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học
Do Nấm xanh là một loại Nấm ký sinh trên côn trùng. Nên điều quan trọng nhất khi sử dụng là tuyệt đối không phun thuốc trừ sâu khi đã tưới Nấm xanh hoặc pha thuốc trừ sâu chung với dung dịch nấm xanh.
Ngoài ra để đạt hiệu quả tối đa khi sử dụng. Hãy sử dụng nước sạch để hoặc nước đã bay hơi Clo. Để tránh làm chết nấm ảnh hưởng đến quá trình và hiệu quả của sản phẩm. Tuân thủ liều lượng theo quy định trên bao bì..
Bảo quản Metarhizium ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và nhiệt độ quá 45 độ C.
Tóm lại việc sử dụng nấm xanh trong phòng trừ sâu hại cho mọi loại cây là một hướng đi đúng đắn, hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo ra môi trường sinh thái bền vững và thân thiện với môi trường.
Bạn có thể tự chế tạo và sản xuất tại nhà với những quy trình đã nêu trên. Tuy nhiên nếu muốn tiết kiệm thời gian hãy mua về và sử dụng.
5. Địa chỉ để mua Nấm xanh Metarhizium uy tín
Ở khu vực TP.HCM. Nếu muốn mua sản phẩm nấm xanh và để biết thêm về phương thức sử dụng sản phẩm hãy truy cập ngay Website vuonbabylon.vn hoặc đến ngay địa chỉ: 447 Nguyễn Văn Khối, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh để được tư vấn mua và hướng dẫn trực tiếp cách sử dụng mang lại hiểu quả cao.
Chế Phẩm Nấm Xanh Cpart Diệt Trừ Trị Sâu Và Côn Trùng Gây Hại Hiệu Quả Cao
Chế Phẩm Sinh Học Nấm Xanh Metarhizium Trừ Sâu, Bọ Trĩ, Nhện Đỏ, Sùng Đất
Nấm Xanh SAU.03 Chuyên Trừ Sâu, Bọ Trĩ, Nhện Đỏ, Sùng Đất 500gr
Cửa hàng vật tư nông nghiệp Vườn Babylon xin cảm ơn.