Hạt Giống Đu Đủ
Cây đu đủ có lá to hình chân vịt, cuống dài và mỗi lá thường có 7 khía. Câu có hoa trắng, dài, vành to 5 cánh. Khi kết trái, đu đủ có hình dáng to, tròn hoặc thuôn dài tùy theo giống. Quả chín có màu vàng, thịt mềm, nhiều hạt, hạt có màu nâu, đen.
Dinh dưỡng:
Trong 100 g đu đủ chín có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.
Công Dụng:
Theo Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt mùi hơi hắc. Tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng. Quả đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…
Thông Số Kỷ Thuật:
- Quy Cách: Gói 10 hạt.
- Nguồn Gốc: Đài Loan.
- Sản Xuất: Phú Nông, HCM.
- Mã Sản Phẩm: HG328.
- Độ Sạch: >=98%;
- Tỷ Lệ Nảy Mầm: >=85%;
- Độ Ẩm: =<10%;
- Thời Gian Thu Hoạch: 7 – 8 tháng.
- Hạn Sử Dụng: 2 năm, in trên bao bì.
Hướng Dẫn Trồng và Chăm sóc:
- Thời Vụ:
Giống đu đủ có khả năng ra quả quanh năm, nhưng một số cây lại không ra hoa và đậu ít trái.
Chính vì thế mà để trồng đu đủ cho năng suất cao, bạn cần phải bố trí trồng đu đủ vào mùa mưa khoảng tháng 6-7 hàng năm là phù hợp nhất. Lúc này lượng nước dồi dào cây sẽ phát triển tốt mà cần ít công chăm sóc.
- Đất Trồng:
Đu đủ không kén đất. Loại đất trồng chỉ cần tơi xốp dễ thoát nước và có độ pH khoảng 5,5-7 là cây có thể phát triển tốt.
Nếu trồng cây ở những nơi trũng thấp bạn nên làm luống cho cây chiều cao khoảng 60cm.
- Hạt Giống:
Chọn hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, ngâm hạt vào nước, loại bỏ các hạt lép lửng, chỉ lấy các hạt chắc chìm dưới nước.
Ngâm hạt trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh trong 10 giờ rồi tiến hành ủ hạt trong chiếc khăn ẩm.
Thời gian ủ 4-5 ngày, hàng ngày nhặt các hạt nứt nanh nảy mầm mang gieo. Nếu khăn khô thì phun nước vào để khăn ẩm và ủ tiếp.
- Tưới Nước Và Chăm Sóc:
Sau 1 tháng chuẩn bị đất và cây con giống lúc này bạn đem cây giống đi trồng. Tiến hành trồng vào lúc trời râm mát sẽ giúp cây không bị sốc nhiệt. Đặt cây con giống vào giữa hố trồng và chỉnh hướng đứng thẳng. Tiếp theo lấp đất kín phần cổ rễ và lèn chặt đất lại rồi tưới nước ngay để cây mau quen với đất. Bạn có thể sử dụng cọc để cố định cây con giống trong thời gian đầu sau khi trồng để giúp cây đứng vững hơn.
Chế độ tưới nước:
Cây đu đủ là giống cây nhiệt đới nên cần cung cấp đủ lượng nước để sinh trưởng và phát triển nhất là giai đoạn đầu. Khi cây vào giai đoạn thu ra hoa và tạo quả tùy vào điều kiện đất mà bạn tưới nước cho phù hợp. Mùa khô tăng lượng tưới còn mùa mưa chú ý thoát nước tốt cho cây. Vì giống đu đủ không chịu được ngập úng nên đất trồng cần thông thoáng và tơi xốp.
Bón phân:
Định kì 1 năm cần bón phân bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh hơn. Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong một năm: phân chuồng 3-5kg, phân Lân khoảng 300gr và phân KCL 300gr.
Cách bón phân : Bạn có thể pha trộn phân với nước và tưới cho cây 1 tuần 1 lần.
- Thu Hoạch:
Đu đủ cho thu hoạch sau 7-8 tháng trồng. Qủa khi chín sẽ chín từ dưới lên do đó bạn sẽ thu hoạch dần từ dưới lên trên cho đến khi hết. Thu hoạch vào ngày râm mát và không mưa sẽ cho đu đủ ngọt hơn. Sau khi thu hái xếp đu đủ vào nơi thoáng mát sẽ giữ được độ tươi lâu của đu đủ hơn.