Top 3 Cách Ủ Phân Đậu Nành Tại Nhà Đơn Giản Hiệu Quả Cao

3 Cách ủ phân đậu nành tại nhà

Phân bón hóa học luôn là nổi ác mộng với đất đai vì sau khi sử dụng 1 thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc. Do đó phân hữu cơ dần lấy được lòng của đại đa số những người yêu thích trồng cây. Trong đó Phân đậu nành (đậu tương) là một loại phân có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đậu nành mang trong mình rất nhiều muối khoáng, vitamin, với 10 – 25% lipid, 10 – 15% glucid hơn hết là 40% cấu thành protein. Sau khi ủ cùng với những chế phẩm vi sinh khác sẽ cho ra được 1 loại phân bón siêu dinh dưỡng cho mọi loại cây. Hôm nay, hãy cùng vuonbabylon.vn tìm hiểu thêm về cách ủ cũng như cách sử dụng và những thành phần để tạo ra 1 lượng phân bón chất lượng nhé!

Có 3 Cách Ủ Phân Đậu Nành

Dưới đây là list 3 cách ủ đậu nành làm phân bón để tưới cây. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Cách 1: Ủ phân đậu nành đã xay nhuyễn

Các bước để ủ đậu nành xay nhuyễn.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đậu nành: Hay còn gọi là đậu tương, đỗ tương. Có thể lựa chọn những hạt xấu không cần quá đẹp giúp tiết kiệm thêm chi phí.
  • Máy xay sinh tố để xay nhuyễn đậu nành.
  • Xô lớn 10 – 20lit: Có thể tìm thấy ở rất nhiều cửa hàng bán đồ nhựa, nên mua loại có nắp đậy.
  • Mật rỉ đường: hoặc có thể sử dụng đường mật mía hay đường phèn
  • Chế phẩm EMZEO: Đây là loại chế phẩm vi sinh hỗ trợ phân giải các chất dinh dưỡng như Protein, Axit amin trong đậu nành. Thông thường ủ phân hữu cơ sẽ có mùi rất khó chịu. Trichoderma sẽ giúp tình trạng trên thuyên giảm không gây khó chịu trong sinh hoạt.
  • Nước sạch: Hãy chọn nước sạch, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc nước đã bay hơi Clo (Vì Trichoderma là một dạng phôi nấm sẽ bị Clo tiêu hủy). Có thể dùng nước mưa, nước giếng,…

Cách ủ Phân đậu nành xay nhuyễn

Cách ủ phân đậu nành dạng nhuyễn
Cách ủ phân đậu nành dạng nhuyễn

Bước 1: Cho 10kg đậu nành ngâm trong nước từ 8 – 10 tiếng.

Bước 2: Hòa tan 600 – 700ml mật rỉ đường vào 16 – 20 lít nước sạch. Sau đó cho 10kg đậu nành đã ngâm và đậy nắp.

Bước 3: Sau khi ngâm từ 10 – 12 tiếng hạt sẽ có dấu hiệu trương phình do hút nước. Lúc này đem đi xay nhuyễn. Giữ lại nước mật rỉ đường hoặc có thể đổ chung vào để dễ dàng xay hạt.

Bước 4: Cho 300gram chế phẩm EMZEO. Đây là bước quan trọng để khử mùi hôi, tiêu diệt các mầm bệnh trong hạt, phân giải tốt các chất dinh dưỡng trong hỗn hợp.

Bước 5: Khuấy đều tất cả hỗn hợp và quan sát theo từng giai đoạn

  • Sau khi ủ được 4 – 5 ngày mở ra và khuấy đều rồi đậy kín. Tránh đặt thùng ở những nơi ẩm, nước mưa hoặc ánh sáng trực tiếp.
  • Sau 15 – 20 ngày, cho thêm 17 lít nước sạch, đảo đều rồi đậy lại. Tiếp tục 4 – 5 ngày sau đảo 1 lần.
  • Tổng thời gian bắt đầu ủ từ 25 – 30 ngày là có thể sử dụng.
  • Dịch đậu nạnh thu được dùng để pha loãng với nước sạch tưới cho cây trồng.

Cách 2: Ủ phân đậu nành nguyên hạt

Dưới đây là các bước ủ Phân đậu nành nguyên hạt.

Cách ủ phân đậu nành dạng hạt
Cách ủ phân đậu nành dạng hạt

Bước 1: Hòa tan 700ml mật rỉ đường với 16 lít nước sạch

Bước 2: Cho 10kg đậu nành vào ngâm trực tiếp từ 8 – 10 tiếng

Bước 3: Thêm vào 500gram chế phẩm sinh học Trichoderma hoặc EMZEO để tăng quá trình phân giải Protein. (Do còn ở dạng hạt nên cần liều lượng Trichoderma lớn hơn mức xay nhuyễn).

Bước 4: Đậy kín hỗn hợp và ủ. Khuấy đều 1 tuần 1 lần.

Bước 5: Sau khi ủ được 20 – 30 ngày, lúc này phân đậu nành cần bổ sung thêm 20 – 25 lít nước sạch.

Thời gian ủ đậu tương nguyên hạt từ 50 – 60 ngày.

Cách 3: Ủ phân đậu tương khô (Ủ khô)

Đây là các bước về cách ủ khô:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 10kg tương đậu hạt loại xấu
  • 2kg phân siêu lân (super Lân)
  • 500gr Trichoderma hoặc chế phẩm EMZEO
  • Bao tải có lót để giữ nhiệt

Cách ủ phân đậu nành khô

Cách ủ phân đậu nành dạng khô

Bước 1: Xay nhuyễn 10kg tương đậu, sau đó trộn đều phân siêu lân và Trichoderma.

Bước 2: Cho tất cả hỗn hợp vào bao tải có lót nilon sau đó buộc kín lại. Bao tải có lót nilon sẽ giúp độ ẩm được sinh ra từ chính các nguyên liệu nên không cần thêm nước. Sau 2 tháng có thể sử dụng.

Dấu hiệu nhận biết ủ phân đậu tương thành công

Phân ủ có mùi thơm tự nhiên từ đậu tương, không có mùi hôi thối bốc lên.

Trong quá trình ủ nên tạo trên bề mặt nắp đậy kín 1 số lỗ thoát nhỏ hoặc mở hé để khí thoát bớt ra ngoài sau đó đóng kín lại.

Sau 5 – 7 ngày, sẽ có một lớp tế bào vi sinh màu trắng bọc trên lớp bề mặt.

Sau 20 – 30 ngày khi phân đã ngã sang màu nâu vàng, có thể sử dụng để tưới cây.

Cách sử dụng phân đậu nành

Lọc bã qua giá lọc để thu được phần cốt dịch

Sử dụng phần bã để bón gốc cây hoặc có thể sử dụng để ủ tiếp

Đối với các loại rau ăn lá. Pha dịch đậu nành theo tỉ lệ 1 : 50 hoặc 1 : 100 (1 lít cốt dung dịch đậu nành với 50 lít nước sạch hoặc 100 lít nước sạch)

Pha theo tỉ lệ 1 : 30 hoặc 1 : 50 đối với các loại rau ăn quả như: cà chua, dưa chuột, ớt,…

Đối với các loại hoa như hoa hồng, phong lan tỉ lệ pha là 1 : 20 – 30 (1 lít cốt đậu nành với 20 hoặc 30 lít nước sạch).

Đối với phân đậu nành ủ khô có thể sử dụng bón cho tất cả loại cây. Đối với hoa hồng, sử dụng 100gr phân đã ủ cho 1 chậu to. Bón bằng cách xới quanh chậu đất sau đó lắp phân, định kỳ 10 ngày/lần.

Đối với hoa lan, tưới ẩm chậu sau đó sử dụng 5gr phân đã ủ, rải đều lên đợi phân tan. Định kỳ 7 – 10 ngày/lần

Với các loại rau, rắc 1kg phân đã ủ cho 1.5 –  2 mét vuông. Ngưng bón 3 ngày trước khi thu hoạch rau để tránh mùi.

Với cây cảnh có thể sử dụng 300 – 500gr cho cây to và 100 – 200gr cho cây bé.

Tưới đúng cách

Tưới đều toàn bộ lá, thân và gốc cây.

Tưới định kỳ 1 lần / 1 tuần (đối với rau ăn lá từ 3 – 5 ngày 1 lần)

Nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát mẻ

Không sử dụng các sản phẩm hóa học như thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Tác dụng của phân đậu nành với cây trồng

Được làm từ những nguyên liệu hoàn toàn thân thiện với môi trường và giàu chất dinh dưỡng. Phân đậu nành có thể sử dụng cho bất kỳ loại cây trồng nào. Điển hình như các loại hoa hồng, phong lan, rau ăn lá, rau ăn quả,…

  • Bổ sung rất nhiều chất đạm và yếu tố đa – trung – vi lượng
  • Hoa ra to, đậm màu, khỏe khoắn
  • Kích rễ khỏe, đâm chồi cực mạnh, bảo vệ rễ khỏi các tác nhân gây bệnh
  • Tăng sức đề kháng cho cây, kháng sâu bệnh
  • Cải tạo đất bạc màu, tăng độ tơi xốp
  • Khôi phục và giải độc do phân bón hóa học
  • Hạn chế các bệnh vàng lá, thối rễ, rụng thân,…
  • Bảo vệ môi trường, an toàn tuyệt đối với con người, vật nuôi và cây trồng.

Địa chỉ mua chế phẩm ủ và mật rỉ uy tín tại TP.HCM:

Danh sách các loại men ủ phân bón:

  1. Chế phẩm EMUNIV

Chế Phẩm Emuniv Xử Lý Rác Thải Hữu Cơ 200Gr (Chế phẩm EM).

2. Chế Phẩm EMZONE

Men Vi Sinh Emzone Khử Mùi Hôi Phân Cá, Ủ Đậu Tương Và Rác Thải – 200Gr

3. Chế phẩm EM Gốc

Chế phẩm Em Gốc ( Emzone ) Chai 1L – Ủ Phân, Khử Mùi Hôi Hiệu Quả

4. Chế phẩm EMIC:

Chế phẩm emic (EM) ủ rác thải, phân bón

5. Chế phẩm EMZEO

Chế Phẩm Vi Sinh EMZEO Ủ Phân Và Rác Hữu Cơ, Khử Mùi Hiệu Quả

6. Mật rỉ ủ phân:

Mật Rỉ Đường Sfarm Chai 1 Lít – Nuôi cấy vi sinh, ủ phân bón, xử lý rác thải hữu cơ

 

Cửa hàng vật tư nông nghiệp uy tín

Ở khu vực TP.HCM. Nếu muốn mua sản phẩm này và để biết thêm về phương thức sử dụng sản phẩm hãy truy cập ngay Website vuonbabylon.vn hoặc đến ngay địa chỉ: 447 Nguyễn Văn Khối, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh để được tư vấn mua và hướng dẫn trực tiếp cách sử dụng mang lại hiểu quả cao. 

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *